Cách chống trơn trượt ở giày dép tránh gây phiền phức

Đội ngũ Extrim | 12.03.2024
Extrim
Bạn đã từng trải nghiệm cảm giác trơn trượt như đi trên băng khi mang một đôi giày mới? Hoặc đôi giày yêu thích cũ kỹ đã bị mòn lớp đế dẫn tới trơn trượt? Dù là vì lý do gì, việc làm cho đôi giày ít bị trượt là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp tăng ma sát cho đôi giày, hạn chế tình trạng trượt chân. Hãy cùng tham khảo và áp dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

1. Giải pháp chống trượt giày dép cho phần đế giày mới

1.1. Làm mòn phần đế giày

Phần đế giày mới quá bóng láng là nguyên nhân chính gây trơn trượt. Một cách đơn giản để cải thiện tình trạng này là tạo vết mòn cho đế và gót giày.

Bạn hãy làm mềm phần đế, sau đó dùng vật sắc nhọn tạo những vết xước nhỏ hoặc đường kẻ trên bề mặt đế để tăng ma sát và khả năng bám đường.

Thay vì đi trên bề mặt mịn, bạn hãy chọn những bề mặt thô ráp để đi bộ như vỉa hè xi măng, sân có lưới kim loại hoặc đường có nhiều sỏi đá. Việc này sẽ giúp mòn dần lớp đế giày và tăng ma sát.

1.2. Chà đế giày bằng giấy nhám hoặc dũa móng tay

Nếu nơi bạn sống không có nhiều bề mặt thô ráp bạn có thể sử dụng giấy nhám. Tính chất mài mòn của giấy nhám sẽ giúp bạn dễ dàng tạo vết xước và làm bong tróc lớp đế giày mới tinh. Qua đó tăng độ bám và ma sát cho giày một cách tối ưu hơn. 

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng giũa kim loại thay thế để tạo vết xước trên bề mặt đế giày.

Cách chống trơn trượt ở giày dép tránh gây phiền phức-3.jpg

Chuẩn bị: Giấy nhám thô, khoảng 50 grit là hoàn hảo. Hoặc giũa kim loại

Thực hiện:

  1. Giữ chặt đôi giày để tránh trượt tay khi chà.

  2. Dùng mặt giấy nhám hoặc mặt thô của giũa chà xát mạnh lên phần đế và gót giày.

  3. Tập trung vào những phần tiếp xúc nhiều với sàn.

  4. Chà liên tục cho đến khi cảm nhận được độ thô ráp và độ bám dính tốt ở đế giày.

  • Một số loại đế giày như đế cứng, đế bằng hoặc dép có thể không phản ứng tốt với phương pháp chà xát này.

  • Sau khi chà nhám, bạn nên kiểm tra lại xem giày còn bị trơn không. Nếu vẫn chưa đạt, hãy tiếp tục chà thêm một lượt nữa cho đến khi cảm nhận được độ bám dính tốt hơn.

Cách chống trơn trượt ở giày dép tránh gây phiền phức

1.3. Tạo vết xước ở đế giúp chống trượt cho giày dép

Nghe có vẻ không hay lắm khi phải dùng lưỡi dao hay dao cạo lên đế giày mới mua. Tuy nhiên, so với nằm vật xuống sàn vì đôi giày không có độ ma sát thì đây vẫn là lựa chọn tốt hơn cho bạn. 

Bạn cần chuẩn bị: Một lưỡi dao cạo hoặc một con dao sắc.

Cách thực hiện:

  1. Giữ chặt giày và hướng mặt đế lên trên.

  2. Dùng dao cạo hoặc dao lam nhẹ nhàng tạo những đường cắt ngang dọc theo chiều chéo trên bề mặt đế.

  3. Tiếp tục cắt theo hướng ngược lại để tạo thành hình lưới.

  4. Kiểm tra lại xem đế giày đã được tạo vết xước và tăng ma sát hay chưa.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tạo vết xước càng đều khắp đế giày càng tốt. Việc làm này vừa tạo vẻ thẩm mỹ, vừa giúp tăng lực bám và ma sát cho giày. 

1.4. Đi giày để mòn tự nhiên

Đơn giản. bạn hãy mang đôi giày mới đi lại thường xuyên nhất có thể. Lớp đế sẽ tự động bị mòn dần và ít trơn trượt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì vì cần một vài tuần để thấy rõ hiệu quả. 

Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp mòn giày tự nhiên này khi đi trên những bề mặt đường gồ ghề. Tránh đi lại trên các bề mặt phẳng và nhẵn vì sẽ làm chậm quá trình mòn mòn tự nhiên của đế giày. Thay vào đó, hãy chọn một đôi giày khác để đi khi bề mặt đường đi quá bằng phẳng.

2. Các phương pháp giảm tình trạng trơn trượt?

2.1. Miếng lót chống trượt - Chống trượt giày dép cho cả giày mới và cũ

Miếng lót chống trượt có các rãnh khía giúp tăng lực bám cho phần đế và gót giày. Chúng được thiết kế đặc biệt để giữ chân bạn luôn vững và không bị trượt chân. 

Chuẩn bị: 

  • Các miếng lót chống trượt được mua theo lựa chọn của bạn.

  • Vải sạch. 

  • Cồn chà rửa. 

Cách thực hiện: 

  1. Thấm một ít cồn lên miếng vải sạch.

  2. Lau sạch bề mặt đế hoặc gót giày bằng miếng vải có cồn. 

  3. Bóc lớp bảo vệ của miếng lót. 

  4. Giữ cho mặt dính quay lên trên

  5. Đặt miếng lót lên vị trí cần dán ở đế hoặc gót giày.

  6. Ấn mạnh tay để miếng lót dính chặt vào bề mặt của giày. 

  7. Để yên trong 24 giờ, nhằm giúp keo đông cứng trước khi mang giày.

Cách chống trơn trượt ở giày dép tránh gây phiền phức-8.jpg

  • Miếng lót sẽ dính tốt hơn nếu bạn làm nóng bề mặt keo trước khi dán. Cách làm là đặt miếng lót đã bóc lớp bảo vệ xuống lòng bàn tay, mặt dính hướng lên. Làm nóng bằng máy sấy tóc hoặc súng nhiệt. Sau đó dán miếng lót đã được làm nóng vào giày.

  • Nếu thấy miếng lót bị bong ra, bạn hãy dùng keo dán giày để dán lại. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Miếng dán đế giày chống trơn trượt có thật sự cần thiết?

2.2. Sơn xịt tăng lực bám hoặc ma sát

Loại sơn này sẽ tạo ra lớp phủ có hoạt động giống như miếng lót chống trượt. Sơn xịt được dùng để xịt vào đế giày giúp chống trượt cho giày dép.

Giá của sơn xịt thường đắt hơn miếng dán, nhưng có thể dùng cho nhiều đôi giày. Hãy tìm hiểu kỹ càng về chất lượng của từng sản phẩm trước khi mua vì chúng có thể khác nhau.

Bạn cần chuẩn bị:

  • Một bình sơn xịt tăng lực bám hoặc ma sát.

  • Một miếng vải sạch.

  • Cồn chà rửa. 

Cách thực hiện:

  1. Lau sạch phần đế giày bằng miếng vải đã thấm cồn.

  2. Xịt sản phẩm vào đế giày.

  3. Để khô hoàn toàn trong tự nhiên trước khi mang giày.

Để sử dụng sơn xịt chống trượt, trước tiên, bạn hãy che phủ quần áo và các vật dụng xung quanh để tránh bị bắn văng sơn. Có thể phủ các bề mặt làm việc bằng khăn cũ hoặc vài lớp giấy báo. Trong trường hợp bạn muốn một cách nhanh chóng và rẻ tiền để tăng ma sát cho đế giày. Bạn có thể dùng keo xịt tóc thay thế. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời nên cần phải xịt lại thường xuyên.

Cách chống trơn trượt ở giày dép tránh gây phiền phức-5.jpg

2.3. Băng keo dán hoặc băng keo y tế

Đây là giải pháp nhanh chóng và rẻ tiền để làm tăng độ ma sát cho đôi giày. 

Tuy nhiên, cách khắc phục này chỉ có tác dụng khi băng vẫn còn dính trên giày. Bạn có thể phải thay băng thường xuyên do băng dễ bong tróc ra khỏi đế giày.

Chuẩn bị:

  • Một cuộn băng keo dán hoặc băng keo y tế.

  • Vải sạch.

  • Cồn chà rửa

  • Kéo.

Cách thực hiện:

  1. Lau sạch phần đế giày bằng miếng vải thấm cồn.

  2. Đặt băng keo dán ở phía trước giày, dán theo đường chéo từ mũi giày ra phía sau gót. 

  3. Hãy đảm bảo bạn dán băng từ đầu đế đến cuối gót giày. 

  4. Cắt ngắn đoạn dư thừa cho vừa với chiều dài đế giày.

  5. Đối với băng dính, bạn cần dán thêm 1-2 đường chéo theo chiều ngang đế và 1 đường dọc ở phần gót giày.

  6. Ấn nhẹ tay để băng dính dán chặt xuống đế giày.

  7. Làm tương tự với bên kia giày để tạo hình chữ thập..

Bạn nên giữ một ít băng dính trong túi xách hoặc ngăn kéo bàn làm việc. Như vậy bất cứ lúc nào trong ngày thấy giày bị trơn, bạn có thể lấy ra dán lại một cách nhanh chóng. 

Cách chống trơn trượt ở giày dép tránh gây phiền phức-7.jpg

2.4. Keo nóng cũng là cách chống trơn trượt giày dép hiệu quả

Đây là cách làm khá đơn giản và hiệu quả. Sử dụng súng bắn keo nóng là một cách để tăng độ ma sát cho đôi giày, giảm nguy cơ trượt chân. 

CBạn cần chuẩn bị:

  • Một khẩu súng bắn keo.

  • Que keo.

  • Vải sạch.

  • Cồn chà rửa. 

Cách thực hiện:

  1. Lau sạch phần đế giày bằng khăn vải thấm cồn.

  2. Chuẩn bị súng bắn keo: Cắm súng vào nguồn điện, lắp que keo vào và đợi cho que keo nóng chảy.

  3. Bắn các chấm hoặc vẽ đường kẻ keo lên gót và đế giày, cách đều nhau khoảng 1-2cm.

  4. Đợi keo khô gần hết dính, khoảng vài phút là có thể sử dụng được.

  5. Khi keo đã khô, bạn hãy mang giày và đi lại trên bề mặt cứng. Việc này sẽ giúp ép phần keo dính chặt xuống đế giày và làm phẳng bề mặt.

Cách chống trơn trượt ở giày dép tránh gây phiền phức-6.jpg

Trên đây là một số cách tự tạo lớp chống trượt cho giày tại nhà. Tuy nhiên, đối với những đôi giày cao cấp, việc tự ý sửa chữa có thể không phù hợp. Lúc này, bạn nên đưa giày đến các thợ sửa giày, thợ đóng giày chuyên nghiệp. Họ sẽ áp dụng các kỹ thuật và vật liệu chuyên dụng để tạo lớp đệm chống trượt hoặc thay đế mới cho giày. 

Mặc dù phí dịch vụ có thể cao hơn việc bạn tự mua dụng cụ. Nhưng số tiền này vẫn rất hợp lý nếu giúp bạn tự tin diện và sử dụng đôi giày yêu thích mà không lo té ngã. Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ tại Extrim hoặc liên hệ để được tư vấn chi tiết.

(Biên tập: Thanh Tuyền)

Xem thêm:

“Tắt âm” triệt để những đế giày đi bị kêu cót két khiến bạn khó chịu

Nguyên nhân giày chống trượt bị trơn - Cách khắc phục hiệu quả

Cách dán đế giày chống trơn trượt

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay