“Tắt âm” triệt để những đế giày đi bị kêu cót két khiến bạn khó chịu

Đội ngũ Extrim | 17.01.2024
Extrim
Giày boots và giày da từ lâu vốn đã là những đôi giày được ưa chuộng, phổ biến bởi tính thẩm mỹ và sự tiện lợi của nó. Tuy vậy, có một vấn đề khiến không chỉ người mang thấy phiền não mà đôi khi còn gây khó chịu cho những người xung quanh. Đó chính là tiếng “cót két” mà chúng mang lại dù bạn có đi đứng từ tốn, rón rén, nhỏ nhẹ thế nào. Những đôi giày vẫn không khỏi phát ra những tiếng động đó. Mặc dù đế giày đi bị kêu không gây ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ hay sức khỏe cho đôi chân. Nhưng lại dễ dàng khiến chủ nhân đôi khi rơi vào những tình huống dở khóc dở cười. Hãy đọc bài viết sau và học những mẹo khắc phục tình trạng đế giày đi bị kêu nhé!

1. Cách khắc phục đế giày đi bị kêu đối với những đôi giày mới

Nếu bạn vừa mua một đôi giày mới cứng và phát hiện ra đế giày bị kêu cót két khi đi. Hãy yêu cầu đổi trả hàng. Không phải tất cả mọi đội giày da mới đều sẽ phát ra tiếng cót két. Vì vậy, đây có thể xem là một sản phẩm lỗi và bạn đủ lý do để yêu cầu người bán hoặc người sản xuất đổi cho bạn một đôi giày “im lặng” hơn.

2. Cách khắc phục đế giày đi bị kêu đối với những đôi giày cũ

Thường thì sau một thời gian dài sử dụng giày với tình trạng êm ái thì đột nhiên những tiếng kêu cót két, rít rít xuất hiện thường xuyên hơn. Lúc này bạn không thể đổi trả hàng nữa, việc cần làm là sửa chữa, khắc phục. Và đây cũng chính là lý do có bài viết này, Extrim ở đây để giúp bạn “tắt âm” những đôi giày ồn ào!

tat-am-triet-de-nhung-de-giay-bi-keu-cot-ket.jpg

Đầu tiên, bạn nên biết được nguyên nhân của vấn đề. Lý do thường thấy nhất là vì lỗi khi lắp ghép phần thân trên với phần đế đã xảy ra chút sai sót nhỏ mà quá trình chế tác không thể phát hiện được. Nó chỉ trở nên khó chịu và “ồn ào” sau khi người dùng mang vào chân và đi lại khiến cho các phần của đôi giày với lệch nhịp nay lại cọ xát với nhau, tạo ra tiếng động.

Hoặc có một lý do khác nữa đó là do dư thừa độ ẩm trong giày. Những đôi giày được chế tác sơ suất hoặc sau thời gian dài sử dụng gây nên những vết hở. Tạo cơ hội cho nước và hơi ẩm thấm vào giày. Đây cũng là một nguyên nhân khiến đế giày đi bị kêu.

Không cần lo lắng, hãy làm theo những phương pháp sau:

Cách 1: Tận dụng những loại bột có sẵn trong nhà

- Chuẩn bị:

  • Phấn rôm trẻ em, bột talc, tinh bột bắp,...

  • Keo dán giày (tùy chọn)

tat-am-triet-de-nhung-de-giay-bi-keu-cot-ket-4.jpg

- Cách làm:

Đầu tiên, hãy xác định phần lót giày và phần đế của đôi boots xem nó có thể tháo rời được hay không. Nếu có thể tháo rời thì bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện phương pháp này, nếu không, bạn sẽ phải nạy phần đế ra để thao tác các bước sau và tự mình dán lại đế giày sau đó.

Sau khi tháo phần đế ra, dùng một lượng bột dày rắc khắp đế trong của giày, đặc biệt phần gót chân. Để yên giày 1 ngày, tinh bột sẽ giúp hút hết lượng chất ẩm dư thừa trong phần đế ra khỏi giày. Cuối cùng là đổ hết phần bột trong giày ra, lau khô cho sạch và gắn lại phần đế. Hãy thử mang lại giày và cảm nhận sự khác biệt.

Lưu ý: nếu bạn cảm thấy không thể tự tháo rồi dán lại đế giày, hãy mang giày ra tiệm cho thợ giúp.

Cách 2: Dùng giấy thơm hoặc khăn giấy

- Chuẩn bị: giấy thơm hoặc khăn giấy

- Cách làm: Làm tương tự cách một, thay các loại bột hút ẩm bằng lớp giấy thơm, khăn giấy lót dày trên đế giày để hút ẩm.

Cách 3: Sấy giày

Đừng nghĩ đến việc dùng máy sấy nhé! Giày của bạn sẽ khô cứng, phần da sẽ bị hư hỏng mất! Hãy thử 2 phương pháp sau:

- Dùng giấy báo:

Dùng những tờ giấy báo giống như giấy thơm hay khăn giấy vậy. Vò nhàu những tờ báo giấy mỏng lại và nhét đầy vào giày, để một ngày cho giấy báo hút ẩm trong giày.

tat-am-triet-de-nhung-de-giay-bi-keu-cot-ket-2.jpg

- Phơi giày:

Nếu bạn có những dụng cụ treo giày chuyên dụng. Hãy dùng chúng để treo giày lên và phơi đến khi sờ vào phần đế không cảm thấy ẩm ướt.

Nếu không, hãy chuẩn bị 2 chiếc túi nilon có thể bỏ vừa chiếc giày của bạn, đục 1 lỗ ở đáy túi vừa đủ cho phần cổ giày. Đặt giày dốc ngược đầu xuống, 2 quai túi mắc vào móc phơi hoặc dùng kẹp cố định vào móc phơi/ sào phơi. Cách này cho phép bạn phơi giày theo tư thế dốc ngược xuống, giúp phần hơi ẩm dư trong giày có thể dễ dàng thoát ra ngoài mà không làm hư form giày.

Nhớ là bạn cần kiên trì phơi ở nơi thoáng mát. Tránh nơi nắng to sẽ làm da giày bị nhiệt tác động gây biến dạng.

Cách 4: Bôi dầu

Nếu những cách làm trên dành cho những đôi giày da phát ra tiếng cót két vì độ ẩm dư thừa trong giày. Phương pháp cuối này là để “trị” những đôi giày có phần da khô cứng hoặc bị ghép nối, đường may không thật sự hoàn hảo khi xuất xưởng. Bôi dầu vào có thể làm giày mềm mại và “im lặng” hơn.

- Chuẩn bị: Dầu dừa, dầu chồn (mink oil)

tat-am-triet-de-nhung-de-giay-bi-keu-cot-ket-3.jpg

- Cách làm:

Vẫn bắt đầu bằng việc tháo rời đế trong và lớp lót giày. Dùng lượng dầu vừa đủ thoa đều khắp xung quanh viền đế. Chú ý những chỗ tiếp giáp, đường may giữa đế giày và phần thân trên của giày. Để qua đêm cho dầu thẩm thấm vào da giày. Lau bớt phần dầu thừa, lắp lại phần đế và sử dụng bình thường.

Cách làm này sẽ giúp giảm ma sát giữa các bộ phận của giày, làm các phần da mềm mại hơn. Khi mang không còn phát ra âm thanh rin rít, cót két nữa.

Những phương pháp trên cực kỳ đơn giản, từ nguyên liệu, vật dụng cần chuẩn bị cho đến cách làm. Hy vọng rằng bạn có thể làm theo và không cần phải phiền não vì đế giày đi bị kêu nữa. 

Xem thêm:

Hướng dẫn 5 cách tẩy vết sơn dính trên giày da hiệu quả

5 mẹo chăm sóc giày da hiệu quả - đúng cách

Những mẹo sửa giày da bong tróc đơn giản mà hiệu quả tại nhà

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay