Giày chạy, tương tự những kiểu giày khác, cũng có rất nhiều đặc điểm kỹ thuật. Các đặc điểm này cảm giác gần giống như một loại ngôn ngữ riêng. Hãy theo chân Extrim“giải mã” một vài từ ngữ phổ biến có thể bạn sẽ gặp nhé.
Phần upper
Phần upper là một bộ phận “đẹp” trên giày. Đây thường là toàn bộ phần giày nằm bên trên đế cao su, không chỉ có công dụng thẩm mỹ mà còn có công dụng bảo vệ và cố định bàn chân với giày. Phần upper cũng có khi là một khối liền mảnh (có thể theo cấu trúc một mảnh hoặc sử dụng keo nhiệt) để thay thế đường may truyền thống, giúp giày có vẻ trông liền mạch hơn.
Phần upper có thể bao gồm:
Chất liệu vải lưới, giúp chân bạn thoáng mát, tránh ma sát gây phồng rộp
Lỗ xỏ dây giày. Vị trí lỗ xỏ quyết định dây giày sẽ được xỏ như thế nào, và người chạy có thể tự ý thắt chặt hoặc nới lỏng.
Tấm phản quang
Lỗ thông hơi, giúp bàn chân có thể tỏa nhiệt khi vận động
Phần toe box
Đây là phần trước của giày, ngay khu vực ngón chân. Toe box càng rộng, ngón chân bạn càng có nhiều không gian để cử động, giảm nguy cơ chân bị phồng rộp. Có cả loại toe box (đặc biệt trên giày đi bộ đường dài) có thêm lỗ thoát nước, phòng trường hợp giày gặp nước do trời mưa hay bước vào vũng nước.
Ở những đôi giày có công nghệ xịn xò hơn thường có toe box cao hơn, hõm rõ rệt hơn, từng bước đi của bạn “nảy” hơn khi gót chân rời khỏi mặt đất.
Đế ngoài (Outsole)
Đế ngoài là lớp mút nằm bên ngoài cùng, dưới cùng đôi giày chạy. Bộ phận này thường được làm từ cao su để có thể bám đường tốt hơn, và nếu chạy đường dài thì lại cần loại cao su có vân đế rõ rệt và bám tốt hơn nữa.
Đế giữa (Midsole)
Phần tiếp giáp với đế ngoài là đế giữa, là lớp mút nối giữa upper và đế ngoài. Đế giữa là phần đệm êm cho giày. Đế giữa càng có nhiều đệm sẽ càng dày, và ngược lại, càng tối giản thì đế giữa sẽ càng mỏng.
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều phát minh mới về công nghệ giày chạy có liên quan đến đế giữa. Loại mút mới mang lại cảm giác êm ái hơn trong khi vẫn giữ nguyên trọng lượng.
Nếu bạn đi giày tăng độ ổn định, đế giữa sẽ có cả tính năng kiểm soát chuyển động. Nâng đỡ hõm bàn chân và đệm đế giữa dày hơn giúp bù đắp bàn chân bị tật lệch má trong.
Đệm lót gót giày và độ lệch gót chân
Đây như là phần xương ngoài bao bọc bên ngoài gót chân, thường được làm từ chất liệu cứng cáp giúp chống lại các tác động lên bàn chân khi bạn chạy. Bộ phận này cũng giúp giày giữ dáng và ổn định sự toàn vẹn.
Độ lệch gót chân là sự khác biệt chiều cao giữa đế và ngón chân, thường được đo theo đơn vị millimet. Ví dụ, một đôi giày có gót giày cao 24 mm và mũi giày cao 15 mm, thì độ lệch gót chân là 9mm.
Độ lệch gót chân càng cao (≥10mm) thì càng nâng đỡ hõm bàn chân, và phù hợp nhất với những ai bị viêm gân gót chân, hoặc cần được nâng đỡ hõm bàn chân nhiều hơn. Độ lệch gót chân trung bình (5-9mm) ngày càng phổ biến vì vẫn có nâng đỡ hõm bàn chân ở mức độ nhất định mà vẫn rất nhẹ chân. Dân chạy nào thích giày siêu nhẹ và không cần nâng đỡ hõm bàn chân có thể chọn loại giày có độ lệch gót chân thấp (<4mm) hoặc giày hoàn toàn bằng phẳng (độ lệch gót chân = 0).
Nâng đỡ
Có hai kiểu nâng đỡ trong giày chạy: trung tính và ổn định. Sự khác biệt đến từ đế giữa; giày tăng độ ổn định sẽ có đệm dày hơn và nâng đỡ bàn chân, nhưng đa số dân chạy sẽ sử dụng giày trung tính.
Nếu bàn chân bạn bị lệch má trong nhiều hoặc từng bị chấn thương cụ thể nào đó, bạn có thể chọn giày tăng độ ổn định. Nhưng nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, hoặc bàn chân bạn chỉ bị lật nhẹ vào má trong, bạn hoàn toàn có thể đi giày trung tính rồi lót thêm đế chỉnh hình phù hợp với tình trạng bàn chân.
Lớp đệm
Phần đệm là độ dày của đế giữa. Đệm dày thế nào tương đương chân bạn được nâng đỡ thế đấy. Phần đệm có thể mềm hoặc cứng tùy theo loại mút sử dụng.
Nhẹ: phần đệm ít đến mức bạn có thể cảm nhận được mặt đất
Trung bình: nâng đỡ nhẹ
Tối đa: như bước lên một lớp “gối” siêu êm dưới chân
Các thuật ngữ khác về giày chạy bộ
Carbon Plate: Là lớp đệm carbon tích hợp vào đế giữa của giày. Các carbon plate đóng vai trò tăng lực đẩy, giúp cải thiện hiệu năng và tốc độ chạy. Tuy vậy, bộ phận này có khiến bắp chân và bàn chân mỏi mệt hơn nên không hợp với giày tập hằng ngày.
Vân: Trên giày chạy đường dài, các vân đế ở đế ngoài giúp giày bám tốt hơn trên các bề mặt lởm chởm. Vân nhô ra càng dài, giày càng bám tốt trên các bề mặt bùn đất.
Rocker: Có vài đôi giày có phần đế ngoài và đế giữa có độ cong rõ rệt. Đế cong thế này được gọi là rocker, có thể giúp bạn chạy nhanh hơn, ít mỏi hơn do kiểu dáng này giúp cổ chân giảm cử động, cải thiện hấp thụ chấn động.
Lưỡi giày: Nếu bạn thấy giày có kiểu dáng ôm vào chân như một đôi tất, thường là lưỡi giày được đính luôn vào upper. Điều này giúp bạn tránh phân tâm khi chạy do lưỡi giày bị trượt đi hoặc di chuyển. Lưỡi giày chạy đường dài thường được khâu lại để bảo vệ bàn chân, không cho sỏi đá len lỏi vào giày, hoặc để tạo ra không gian để giữ chặt dây giày, giảm thiểu nguy cơ trượt ngã.
Sockliner: Sockliner (miếng lót giày/tất) nằm bên trong giày, là bộ phận tiếp cận gần gũi nhất với bàn chân bạn. Sockliner có thể có công nghệ hút ẩm hoặc được làm từ memory foam.
Kết Luận
Bất cứ loại giày nào cũng có rất nhiều thuật ngữ. Tóm lại, từ mũi đến gót giày chạy bộ sẽ có các bộ phận upper, toe box, đế giày thì có hai phần là đế ngoài và đế giữa, có độ đệm và nâng đỡ khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi người, cũng như một vài bộ phận bổ sung đặc biệt khác. Mong là bài viết này đã có thể giúp ích được cho bạn trong việc hiểu hơn về giày, đặc biệt là giày chạy.
Xem thêm:
Cẩm nang chọn giày - Phân biệt 5 loại giày chạy bộ
Top 5 dép chạy bộ được yêu thích nhất hiện nay
Top 5 đôi giày running Nike tốt nhất cho nam mà bạn nên sở hữu