Lịch sử phát triển của thương hiệu Nike: Hành trình từ giấc mơ đến biểu tượng toàn cầu

Đội ngũ Extrim | 31.08.2024
Extrim
Cho dù bạn yêu thích giày thể thao, âm nhạc hay thời trang thì có lẽ bạn đều quen thuộc với Nike. Kể từ khi thành lập vào năm 1964 tại Mỹ, Nike dường như đã thống trị thị trường giày và trang phục thể thao với vô số các mẫu mã, sản phẩm chức năng và kiểu dáng. Nhưng Nike đã bắt nguồn từ đâu và phát triển như thế nào để trở thành công ty giày thể thao lớn nhất thế giới như vậy? Chắc chắn không còn nghi ngờ gì nữa, nếu bạn đang tìm hiểu lịch sử của Nike thì có vô vàn câu hỏi cần được trả lời. Vì vậy, bài viết này Extrim sẽ mang đến cho bạn những thông tin chính xác về lịch sử của thương hiệu Nike. Từ những ngày đầu tiên khiêm tốn, đến quá trình lựa chọn tên thương hiệu, cho đến những sản phẩm tiêu biểu nhất của Nike, chúng ta hãy cùng xuôi dòng thời gian về những khoảnh khắc quan trọng đã tạo nên thương hiệu hùng mạnh này.

Sự khởi đầu khiêm tốn của thương hiệu Nike

Câu chuyện bắt đầu với hai người đàn ông - Bill Bowerman và Phil Knight. Bill Bowerman là huấn luyện viên điền kinh tại Đại học Oregon. Ông đã tái hợp với học trò cũ Phil Knight sau một thời gian ngắn công tác tại Đại học Stanford. Bowerman đặc biệt quan tâm tới việc tối ưu hóa hiệu suất của giày thể thao và giày chạy bộ. Vì vậy, ông bắt đầu thử nghiệm nhiều mẫu giày khác nhau sau khi học hỏi được một số bí quyết từ các thợ giày địa phương. Vào ngày 25/1/1964, cặp đôi này đã quyết định thành lập Blue Ribbon Sports - một công ty giày dép có trụ sở tại Eugene, Oregon. Trong nhiều năm đầu, công ty hoạt động từ phần sau chiếc xe ô tô tại các cuộc đua.

Lịch sử thương hiệu Nike.jpg

Ban đầu, công ty là nhà phân phối nhiều loại giày nhập khẩu. Đặc biệt là thương hiệu Onitsuka Tiger của Nhật Bản. Phil Knight rất ấn tượng với chất lượng giày thể thao của Onitsuka. Ông cho rằng chúng là một làn gió mới so với thị trường giày thể thao thời bấy giờ, chủ yếu do Đức thống trị. Trong khi thế giới phân vân giữa Puma và Adidas, Phil Knight đã tìm đến Onitsuka Tiger và Nhật Bản để tìm ra một đôi giày chạy bộ cao cấp mới.

 

Sau vài năm trở thành nhà phân phối độc quyền của Onitsuka tại Mỹ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến Knight và Bowerman phải suy nghĩ về cách làm việc khác biệt. Hai công ty dần rẽ nhánh khi Blue Ribbon Sports trở thành Nike vào năm 1971 và chuẩn bị cho ra mắt dòng sản phẩm do chính họ thiết kế.

 

Bowerman luôn tạo ra các mẫu giày thể thao dành riêng cho những vận động viên do ông huấn luyện. Sau khi nghiên cứu kỹ đôi giày Onitsuka Tiger và nảy ra ý tưởng làm mới mẫu giày này, ông bắt đầu nghiên cứu để tạo ra đôi giày thể thao Nike đầu tiên.
 

Làm thế nào để có được tên gọi Nike?

Ý tưởng đổi tên Blue Ribbon Sports thành Nike đến từ nhân viên đầu tiên của công ty - Jess Johnson. Logo mang tính biểu tượng Swoosh đã được thiết kế bởi Carolyn Davidson, một sinh viên Đại học Portland. Tuy nhiên lúc đó công ty vẫn chưa có tên. Lấy cảm hứng từ thiết kế của Swoosh, Johnson đã đề xuất cái tên Nike. Cái tên xuất phát từ tên gọi của nữ thần chiến thắng có cánh Nike trong thần thoại Hy Lạp. Phần còn lại đã trở thành lịch sử.

Nike

 

Đôi giày đầu tiên mang thương hiệu Nike là gì?

Đôi giày Nike đầu tiên có tên gọi "Moon Shoe", được làm từ chiếc máy làm bánh waffle của Bowerman. Ý tưởng thiết kế đế xương bánh waffle xuất phát từ lúc Bowerman đang ăn sáng. Ông tự hỏi liệu các rãnh trên chiếc bánh waffle có tác dụng tăng lực bám cho giày thể thao hay không. Sau một vài lần thử nghiệm chạy bằng chiếc máy làm bánh waffle, cuối cùng Waffle Trainer đã ra đời và nhanh chóng thành công nhờ thiết kế độc đáo, có chức năng cao. Mẫu giày nguyên mẫu này về cơ bản là đôi giày Nike đầu tiên, và từng được bán đấu giá tại Sotheby's với giá gần 450.000 USD.

Moon Shoe.jpg

Đôi giày Nike thương mại đầu tiên là phiên bản cải tiến của "Moon Shoe", với thiết kế tinh tế hơn. Đôi giày này sau đó được gọi là Nike Waffle Racer và lần đầu được tặng cho các vận động viên tham gia những cuộc đua ở Mỹ.

 

Mặc dù Waffle Racer có thiết kế tốt và thành công nhất định. Nhưng vẫn chưa đủ đưa Nike xứng tầm với các ông lớn như Adidas hay Puma. Tuy nhiên, một thiết kế mới đã giúp định hướng đúng đắn cho Nike.

 

Bộ đôi Knight và Bowerman đã thành công với thiết kế ban đầu mang tên "Aztec". Tuy nhiên, tên gọi này phải được thay đổi do Adidas đã sở hữu một đôi giày thể thao cùng tên. Vì vậy, để gợi nhớ lịch sử và sự sụp đổ của người Aztec, đôi giày này đã được đổi tên thành Nike Cortez. Sau khi ra mắt tại Thế vận hội Mexico, Cortez thành công rực rỡ nhờ thiết kế và công nghệ tiên tiến, đồng thời giúp Nike bắt đầu hành trình trở thành ông lớn trong ngành giày thể thao như ngày nay.

Waffle Trainer.jpg

Cortez có một lịch sử phức tạp do ban đầu được thiết kế và sản xuất bởi Onitsuka Co. trước khi Knight và Bowerman quyết định phát hành phiên bản riêng của mình dưới tên Nike. Khi Onitsuka phát hiện ra Nike bán mẫu Cortez, vấn đề tranh chấp trở nên leo thang và đã kết thúc trong một vụ kiện tụng. Cuối cùng, tòa án phán quyết cả hai thương hiệu đều có thể bán phiên bản Cortez riêng của mình.

 

Thương hiệu Nike đã thu hút sự chú ý như thế nào?

Đến năm 1976, Nike đã thuê công ty quảng cáo John Brown and Partners để quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn. Một năm sau, công ty này tạo ra chiến dịch quảng cáo đầu tiên mang tên "There is No Finish Line" (Không có vạch đích). Mặc dù không có hình ảnh giày thực tế, nhưng chiến dịch dường như thành công trong việc đẩy thương hiệu Nike lên tầm cao mới. Đến năm 1980, Nike chiếm 50% thị phần giày thể thao ở Mỹ. Sau đó thành công trong đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) cùng năm.

 

Sau thành công của giày thể thao, Nike quyết định mở rộng sang lĩnh vực quần áo vào năm 1979. Công ty đã sản xuất nhiều loại quần áo và trang phục thể thao. Một trong những sản phẩm đầu tiên của hãng là Windrunner, một chiếc áo khoác nhẹ. Chiếc áo đã nhanh chóng trở thành món đồ được ưa chuộng trên cả đường phố và đường đua nhờ thiết kế hiện đại theo phong cách chữ V tân thời.

logo nike.jpg

Đến năm 1982, Nike đã chọn Weiden+Kennedy làm đại lý quảng cáo toàn cầu để mở rộng hoạt động kinh doanh vào các thị trường khác. Trong quá trình tạo ra nhiều quảng cáo in ấn và truyền hình trong những năm 80, nhóm sáng lập của Weiden đã tạo ra khẩu hiệu nổi tiếng "Just Do It" cho một chiến dịch vào năm 1988. Điều đáng ngạc nhiên là Weiden đã ghi công cho kẻ sát nhân Gary Gilmore với câu nói này. Vì trước khi bị hành quyết, Gary Gilmore đã nói câu nổi tiếng "Lets do it" (Hãy làm điều đó). Cuối cùng, câu khẩu hiệu này đã được tạp chí Advertising Age bầu chọn là một trong năm khẩu hiệu hàng đầu của thế kỷ 20.
 

Thời đại Jordan của thương hiệu Nike

Vài năm sau đó, Nike đã ký hợp đồng với Michael Jordan, một cầu thủ bóng rổ 21 tuổi. Mặc dù là tân binh trong NBA, nhưng Jordan đã từ chối ký hợp đồng với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Reebok hoặc Converse. Và quyết định ký hợp đồng với Nike, có mức phí 500.000 USD mỗi năm.

 

Việc ký kết hợp đồng được thúc đẩy bởi lời hứa rằng Nike sẽ cung cấp cho MJ dòng sản phẩm độc đáo của riêng anh ấy. Vì vậy, Air Jordan đã ra đời. Sau khi ký hợp đồng, Jordan đã chơi một số trận bằng giày thể thao Nike Air Ship. Nhưng trận đấu đó cuối cùng đã bị cấm vì không tuân thủ các tiêu chuẩn phối màu của NBA vào thời điểm bấy giờ. Thay vào đó, các nhà thiết kế của Nike như Peter Moore, Tinker Hatfield và Bruce Kilgore đã quyết định tập trung vào việc thiết kế Air Jordan 1. Đây cũng là lúc Air Jordan 1 ra đời.

Nike Jordan.jpg

Giày thể thao Air Jordan 1 ban đầu được thiết kế đặc biệt cho Michael Jordan vào cuối năm 1984. Và cuối cùng được phát hành rộng rãi vào tháng 4/1985. Đôi giày này có cấu trúc cổ cao, biểu tượng Nike Swoosh nổi tiếng và màu sắc "Bred" đen/đỏ.

 

Vào năm 1987, Nike ra mắt dòng giày thể thao mới với Air Max 1. Những đôi giày này được thiết kế chủ yếu bởi Tinker Hatfield. Air Max 1 có lớp không khí đầu tiên được đóng gói trong đế giữa để tạo độ đàn hồi. Màu sắc ban đầu là Đỏ/Trắng của trường Đại học. Cho đến ngày nay, đó vẫn là kiểu dáng mà các tín đồ sneaker trên toàn thế giới mơ ước sở hữu.

Nike Air Max.png

Đến năm 1990, Nike chuyển trụ sở chính đến Beaverton, Oregon, với 8 tòa nhà. Khu đất rộng 400 mẫu Anh của trụ sở Beaverton cho phép 11.000 nhân viên làm việc. Ngoài ra, còn có phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thể thao của Nike để phát triển các công nghệ mới nhất. Trụ sở còn bao gồm bảo tàng Nike trưng bày các di tích quan trọng từ quá khứ, 3 trung tâm thể dục và cơ sở vật chất dành cho các vận động viên được tài trợ, cùng với một loạt cơ sở vật chất khác như sân thể thao, đường tracks và đường chạy bộ.

 

Đồng thời, Nike Air Max phiên bản thứ ba ra đời dưới tên gọi Nike Air Max 90. Mẫu giày đặc biệt này có cấu trúc chắc chắn hơn và thiết kế tân tiến hơn.

 

Thương hiệu Nike thống trị trên toàn cầu

Tiếp tục những nỗ lực có được từ thập niên 90, Nike khai trương cửa hàng Niketown đầu tiên tại Portland, Oregon. Những cửa hàng độc lập này tôn vinh các vận động viên do Nike tài trợ, như Michael Jordan, và cung cấp đầy đủ sản phẩm độc quyền của Nike cho mọi môn thể thao. Năm 1996, Nike ký hợp đồng với siêu sao golf nổi tiếng Tiger Woods, mở rộng sự hiện diện của thương hiệu trong lĩnh vực golf và thu hút một lượng mới người hâm mộ toàn cầu.

Niketown.jpg

Đến năm 1997 đánh dấu bước tiến đột phá của Nike trong môn trượt ván. Với việc giới thiệu dòng giày thể thao mới có lớp đệm tăng cường, đế lót Zoom Air và vật liệu chất lượng cao, lý tưởng cho những tác động mạnh và độ mài mòn khi trượt ván. Thành công của dòng sản phẩm này đã thúc đẩy Nike tiếp tục phát triển trong lĩnh vực trượt ván. Và vào năm 2001, công ty đã cho ra mắt dòng sản phẩm Nike SB. Ngay sau khi giới thiệu Nike SB, thương hiệu quyết định phát hành một bộ sưu tập giày Dunks ký hiệu cho mỗi vận động viên chuyên nghiệp của mình. Phiên bản Dunk SB mới nhất ban đầu được thiết kế cho bóng rổ. Nhưng đã được cải tiến với lớp đệm, dây buộc dày hơn và kết cấu chắc chắn để đảm bảo sự thoải mái và độ bền tối đa.

 

Với ý định mở rộng và sự phổ biến ngày càng tăng của Michael Jordan, vào năm 2003, Nike quyết định ký hợp đồng với huyền thoại bóng rổ LeBron James và cựu ngôi sao Kobe Bryant vào danh sách đối tác của họ. Bước tiến này sẽ củng cố thương hiệu Nike là nhà tài trợ giày hàng đầu tại NBA. Trong năm tiếp theo, người đồng sáng lập Phil Knight đã từ chức chủ tịch Nike, nhưng vẫn giữ vai trò chủ tịch danh dự. Thay thế vị trí của ông là William Perez, một doanh nhân người Mỹ. Tuy nhiên, Perez chỉ đảm nhận vai trò này trong 2 năm do sự không đồng ý liên tục với Knight về cách thức điều hành công việc kinh doanh. Năm 2005, Nike ký hợp đồng tài trợ với vận động viên quần vợt Rafael Nadal và phát triển dòng sản phẩm quần áo riêng cho anh ấy.


Vào năm 2008, Nike đã mua lại thương hiệu Umbro của Anh, một thương hiệu nổi tiếng với các bộ quần áo bóng đá. Thương vụ này trị giá 580 triệu USD. Bước tiến này đã giúp Nike tiếp tục nắm giữ thị trường bóng đá và mở rộng phạm vi sản xuất quần áo bóng đá, cũng như trang thiết bị thể thao hiện có. Trong những năm 2012 và 2015, Nike đã trở thành nhà cung cấp chính thức của cả NFL và NBA, đảm bảo trang bị đầy đủ dụng cụ và đồng phục cho cầu thủ, quan chức và các cá nhân.

niketown 1.jpg

Khi tính đến năm 2021, Nike Inc. tiếp tục vững mạnh với tư cách là tập đoàn cung cấp giày thể thao, quần áo và các thiết bị thể thao lớn nhất, nổi tiếng nhất toàn cầu. Tập đoàn này còn sở hữu các thương hiệu khác nổi tiếng như Jordan và Converse.

 

Lịch sử phát triển của thương hiệu Nike là minh chứng cho sự kết hợp giữa tầm nhìn chiến lược, tinh thần đổi mới và khả năng thích ứng với thị trường. Từ một khởi đầu khiêm tốn, Nike đã vươn lên trở thành biểu tượng toàn cầu, không chỉ trong lĩnh vực thể thao mà còn trong phong cách sống và thời trang. Thành công của Nike là kết quả của sự chăm chỉ, sáng tạo và sự cam kết không ngừng nghỉ trong việc mang lại những sản phẩm chất lượng cao và đầy cảm hứng cho người tiêu dùng.

 

Xem thêm:

>> Giày Nike được sản xuất như thế nào? Có xịn như lời đồn?

>> Stussy x Nike và lịch sử về những màn hợp tác đình đám 

>> Cách vệ sinh giày Nike đúng chuẩn ở store




 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

icon_zaloicon_zaloicon_zalo