Xu hướng giày "thuần chay" và những điều bạn cần biết

Đội ngũ Extrim | 23.03.2023
Extrim
Giày thuần chay cam kết không sử dụng vật liệu từ các sản phẩm từ động vật như da, da lộn, lông thú, len, lụa hay da cừu. Và bạn yên tâm sẽ không tìm thấy bất kỳ thành phần có liên quan tới động vật nào ở sản phẩm cuối cùng.

Giày thuần chay được làm từ nhiều loại vật liệu tổng hợp và vật liệu có nguồn gốc thực vật như polyurethane (PU), sợi gai, hoặc bông. Các xu hướng mới thân thiện với môi trường ngày càng phát triển hơn như sử dụng các vật liệu tái chế như chai nhựa, lốp ô tô, sợi phế liệu và vỏ táo tự nhiên cũng như các phần bỏ đi trong công nghiệp thực phẩm.

Gần đây, các hãng giày lớn như Adidas, Lululemon và Kering đã công bố đầu tư vào việc phát triển một loại vật liệu thuần chay gọi là Mylo, một loại da phát triển từ tế bào nấm và rất có tiềm năng để thay thế hoàn toàn da động vật trong tương lai.

Nhờ vào những mối quan tâm về đạo đức và sức ảnh hưởng của môi trường tác động lên ngành công nghiệp da thuộc mà ngày càng có nhiều người lựa chọn các sản phẩm giả da hơn. Theo nghiên cứu từ Grand View, thị trường quốc tế của da thuần chay được ước tính sẽ chạm mốc 85 tỷ USD vào năm 2025.

1. Làm Sao Để Nhận Biết Giày Thuần Chay?

Giày thuần chay thường được gắn mác “Vegan” hoặc “100% Synthetic”. Nhưng nếu không có mác này, bạn có thể kiểm tra nhãn dán ngoài đế.

Các nhà sản xuất giày được yêu cầu phải đánh dấu và kê khai toàn bộ các nguyên vật liệu cấu tạo của sản phẩm.

Sau đây là một vài ký hiệu bạn cần biết:

Làm Sao Để Nhận Biết Giày Thuần Chay?

Vật liệu không thuần chay - bao gồm da thuộc và da phủ - minh họa bởi hình ảnh da thú.

Vật liệu thuần chay có hình ảnh của một loại vải dệt hoặc một hình thoi. Hình thoi tượng trưng cho những loại vật liệu nhân tạo khác như PVC và cao su vì bản chất những thứ này đã được tổng hợp từ tự nhiên.

Nếu đôi giày không có các nhãn dán này, hãy liên hệ với nhà sản xuất qua email. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất để đảm bảo rằng đôi giày bạn đang sở hữu có được làm từ thiên nhiên không.

2. Keo Dán Giày Có Nguồn Gốc Từ Thiên Nhiên Không?

Phần lớn keo dán giày được sử dụng ngày nay có thành phần tự nhiên vì keo dán tổng hợp đã cho thấy hiệu quả vượt trội, ít chi phí và tính ổn định cao hơn so với keo dán từ động vật. Tuy nhiên vẫn còn một số ít công ty sử dụng loại keo có thành phần xuất xứ từ động vật.

Keo dán có nguồn gốc từ động vật được sản xuất bằng cách đun sôi các mô liên kết và xương động vật với nhau. Các loài động vật thường được sử dụng là ngựa, thỏ và cá.

Để biết chắc rằng đôi giày của bạn không sử dụng bất kỳ loại keo nào có thành phần từ động vật, hãy tìm nhãn xác nhận giày thuần chay như trên hoặc liên hệ với nhà sản xuất để biết thêm nhiều thông tin chi tiết.

3. Giày Thuần Chay Có Thân Thiện Với Môi Trường Không?

Khi tìm những đôi giày thân thiện với môi trường thì bạn nên loại bỏ những đôi giày da thật và bắt đầu kết thân với những đôi giày thuần chay đi.

Vì các nguyên vật liệu từ thực vật có thể giúp chúng ta tiết kiệm hàng tấn nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các khu rừng rậm nhiệt đới và giảm thiểu khí thải từ nền công nghiệp da thuộc.

Nhiều người lầm tưởng rằng da động vật mới là sự lựa chọn tự nhiên hơn. Sự thật là da thuộc phải trải qua các quá trình xử lý với một số chất độc hóa học như crom để ngăn quá trình phân hủy tự nhiên diễn ra. Vì vậy khi so sánh da thật với da tổng hợp, không có nhiều sự khác biệt về khả năng phân hủy sinh học.

Tuy nhiên, không phải loại da thuần chay lúc nào cũng được tạo ra theo cùng một công thức. Lời khuyên là bạn nên tránh sử dụng da nhân tạo có chứa polyvinyl chloride (PVC) vì chúng có thể giải phóng đioxin độc hại. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những vật liệu như da PU, sợi polyester tái chế, bông hữu cơ, vải lanh hoặc sợi gai dầu để thân thiện với môi trường hơn.

Để đánh giá tác động lên môi trường của đôi giày thuần chay hay giày da, bạn nên tìm hiểu xem chúng được sản xuất từ đâu. Như thương hiệu thời trang giày dép bền vững Beyond Skin đã phát biểu:

“Phần lớn da thuộc được xử lý tại các quốc gia với ít hoặc hầu như không có các đạo luật bảo vệ môi trường và sức khỏe, chất thải từ quá trình thuộc da là một vấn đề nghiêm trọng, đứng hàng top 10 những vấn đề ô nhiễm độc hại nhất trên thế giới được công bố bởi viện nghiên cứu Blacksmith.”

4. Các Vật Liệu Thuần Chay Là Gì?

Hiện nay, có vô số sự lựa chọn đối với vật liệu thuần chay. Từ sợi bông và rong biển tới vỏ trái cây và nhựa cà phê - hầu như mọi thứ ngày nay đều có thể được sử dụng để bện thành một loại sợi dệt mới.

Sau đây là danh sách của tất cả các loại vật liệu thuần chay đã được chia ra làm 2 loại: tự nhiên và tổng hợp. Ngoài ra cũng có thêm một vài nguyên vật liệu bạn cần để ý, vì thỉnh thoảng chúng được liệt kê là vật liệu thuần chay nhưng đôi lúc thì không.

5. Vật Liệu Thuần Chay Tự Nhiên

  • Tảo: sinh khối tảo phơi khô được sử dụng như một miếng đệm mềm mại, thân thiện với môi trường.
  • Táo: da thuần chay sinh học từ vỏ táo.
  • Tre: sợi tự nhiên được dệt từ lá tre xay nhuyễn.
  • Vải: loại vải cứng cáp được làm từ sợi lanh hoặc sợi bông.
  • Da xương rồng: vật liệu có nguồn gốc hữu cơ từ loại xương rồng tay tiên.
  • Vải Chambray: loại vải nhẹ làm từ sợi gai hoặc bông thiên nhiên.  
  • Vải Chino: loại vải dệt chéo 100% từ cotton.
  • Vải Circulose: vật liệu phân hủy sinh học làm từ bông tái chế.
  • Cà phê: loại da đặc biệt được làm từ bã cà phê tái sử dụng.
  • Xơ dừa: sợi tự nhiên từ vỏ dừa.
  • Vải nhung kẻ: những sợi vải thẳng được làm từ cotton (hoặc pha cotton/polyester).
  • Nút bần: vật liệu đa năng từ vỏ cây sồi bần.
  • Ngô: da thuần chay làm từ ngô bỏ đi.
  • Vải cotton: sợi vải mềm và mịn.
  • Vải denim: loại vải chắc, bền được làm từ sợi cotton.
  • Vải dạ: sợi cotton mềm giống vải nỉ.
  • Sợi gai dầu: sợi vải bền bỉ từ thân cây cần sa sativa.
  • Sợi đay: sợi thực vật có thể kéo thành sợi thô và chắc chắn.
  • Vải lanh: loại vải dệt chắc chắn được làm từ sợi cây lanh.
  • Vải Lyocell: vải sợi xenlulo được làm từ bột giấy hòa tan.
  • Cao su tự nhiên: vật liệu đàn hồi được làm từ cây cao su.
  • Mylo - vật liệu sinh học mới được nuôi cấy từ tế bào sợi nấm.
  • Vải Moleskin: vải sợi bông dày.
  • Da MulbTex: da thuần chay làm từ bột giấy của lá cây dâu tằm.
  • Muskin: loại da thuần chay độc đáo làm từ nấm.
  • Vải Muslin: vải bông dệt trơn.
  • Pinatex: vải dệt bền vững làm từ lá dứa.
  • Tơ nhân tạo: tổng hợp từ bột gỗ tái chế.
  • Vải Satin: vải mịn làm từ sợi bông đã qua xử lý.
  • Rong biển: loại vải cải tiến được tạo ra bằng cách biến tảo bẹ thành sợi phân hủy sinh học.
  • Đậu nành: vải làm từ protein đậu nành hóa lỏng.
  • Sữa đậu nành: một loại sợi giống như tơ được làm từ bã đậu nành.
  • Tencel: làm từ sợi xenlulozơ và là tên thương hiệu của một loại vải lyocell.
  • Vải Velour: vải dệt kim sang trọng thường được làm từ bông.
  • Vải Velveteen: loại vải bông dày bắt chước theo vải nhung.
  • Vải Viscose: chiết xuất chất xơ tự nhiên có nguồn gốc từ xenlulozơ

6. Vật Liệu Thuần Chay Tổng Hợp

  • Acrylic: sợi tổng hợp làm từ sợi nhựa.
  • Lông thú giả: loại vải giống lông thú thường được làm từ sợi polyme.
  • Da rắn giả: da PU được in và dập nổi.
  • Len giả: vải len được làm từ sợi polyme.
  • Gore-Tex: vải chống thấm làm từ sợi nhựa PTFE kéo dãn.
  • Da giả: tên gọi khác của da tổng hợp.
  • Sợi Microfiber: sợi tổng hợp mịn làm từ polyester.
  • Sợi Microsuede: sợi tổng hợp được làm từ sợi polyester nguyên chất.
  • Vải Modal: vải bán tổng hợp làm từ bột gỗ cây sồi.
  • Nylon: vải đa năng làm từ polyme tổng hợp.
  • Pleather: da nhân tạo làm từ sợi nhựa.
  • Polyester: sợi nhựa được tách từ các polyme chuỗi dài.
  • Da Polyurethane (PU): sợi tổng hợp, thoáng khí và linh hoạt hơn PVC.
  • PrimaLoft: sợi tổng hợp cách nhiệt.
  • Polyester tái chế (rPET): sợi polyester được tạo ra bằng cách nấu chảy nhựa.
  • Lốp tái chế: vật liệu cao su làm từ lốp xe tái chế.
  • Cao su: vật liệu đàn hồi được làm từ các sản phẩm dầu mỏ.
  • Vải Spandex: loại vải nhẹ, co giãn tốt được làm từ nhựa PU.
  • Ultrasuede: loại vải thay thế cho da lộn làm từ sợi microfiber và nhựa PU.
  • Da thuần chay: da nhân tạo không chứa các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.
  • Khóa dán Velcro (băng dính gai): khóa dính làm từ nylon hoặc polyester.
  • Vinyl: sợi đa năng được làm từ khí tự nhiên và clo.

7. Hãy Cẩn Thận Với Những Loại Vật Liệu Sau

Một vài vật liệu đôi lúc không phải là vật liệu thuần chay. Tổ chức PETA đã liệt kê những loại vật liệu mà bạn cần cân nhắc trước khi quyết định mua.

  • Vải Chenille: thường được làm từ cotton nhưng cũng có thể có len hoặc lụa.
  • Vải voan: có thể được làm từ polyester, tơ nhân tạo hoặc lụa.
  • Vải nỉ: có thể được làm từ polyester, tơ nhân tạo hoặc len.
  • Vải Flannel: có thể được làm từ cotton, polyester hoặc len.
  • Lông cừu: làm từ sợi tổng hợp hoặc từ lông cừu tự nhiên.
  • Vải Kaki: có thể được làm từ len, cotton hoặc kết hợp cả hai.
  • Vải Jersey: có thể được làm từ cotton hoặc len.
  • Vải Satin: có thể được làm từ tơ nhân tạo hoặc lụa.
  • Vải Taffeta: làm từ sợi tổng hợp hoặc lụa tự nhiên.
  • Vải nhung: làm từ sợi tổng hợp hoặc lông cừu angora hoặc len.

8. Tổng Kết

Việc cập nhật các loại vật liệu khác nhau liên tục thật tốn sức. Đó là lý do tại sao bài viết này đã cung cấp cho bạn một danh sách ngắn gọn để kiểm tra xem thử liệu đôi giày của bạn có các thành phần thuần chay không. Bài viết sẽ được cập nhật liên tục những loại vật liệu mới trong tương lai!

9. Các câu hỏi thường gặp

Giày Thuần Chay Được Làm Từ Gì?

Phía trên là một danh sách dài liệt kê những vật liệu 100% thuần chay cho bạn. Có thể kể tới một vài thứ như lông thú giả, cây gai dầu, nút bần, tảo và nhiều thứ khác.

Giày Thuần Chay Có Thân Thiện Với Môi Trường Không?

Giày thuần chay thường thân thiện hơn rất nhiều so với giày da, nhất là nếu bạn thích các vật liệu thuần chay tự nhiên, thân thiện và có thể tái chế.

Da Pinatex có phải thuần chay không?

Hoàn toàn thuần chay! Da Pinatex là vật liệu chiết xuất từ lá dứa tự nhiên.

Xem thêm:

>> Giải mã sức hút của giày Ananas - Local brand hot nhất với giới trẻ Việt Nam

>> Giày đi học đẹp mà ai cũng nên sở hữu

>> Những app check giày real fake tốt nhất hiện nay

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay