Giày cao gót nam - Trang lịch sử không thể bỏ qua hay Xu hướng mới nổi?
Đội ngũ Extrim | 14.09.2023
Giày cao gót luôn được nhắc đến như là một phụ kiện cho những quý cô hiện đại. Vì vậy, chẳng ai biết rằng lịch sử của chúng lại chỉ dành riêng cho các quý ông. Ngày nay, khi giới mộ điệu ngày càng mến chuộng những món đồ phá vỡ định kiến về giới tính thời trang, một lần nữa giày cao gót nam lại tái sinh và trở lại với những quý ông đỏm dáng.
1. Giày cao gót gắn liền với thời trang phái nam
Trong ba thế kỷ qua, giày cao gót đã được nhiều người xem là biểu tượng của phụ nữ. Được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, từ sàn diễn đến trang phục đi làm hàng ngày. Việc tăng thêm vài inch cho chiều cao của phụ nữ và thường được coi là chìa khóa để “nâng tầm” bộ quần áo.
Tuy nhiên, khi những người yêu thích thời trang trong và ngoài ngành thực hiện những bước tiến để phá vỡ giới tính trong quần áo, nhiều nam giới đã được phát hiện diện giày tăng chiều cao. Bằng cách sử dụng mẫu giày đã trở thành biểu tượng của thời trang phái nữ. Lựa chọn của họ thường được xem là "đột phá" hoặc "bẻ cong giới tính". Điều khá thú vị là trên thực tế, giày cao gót dành riêng cho nam giới có nguồn gốc bắt đầu từ rất lâu trước đây.
Ít ai biết rằng từ thế kỷ X, XI. Những đôi giày cao gót chỉ dành cho nam mặc. Kiểu giày này được biết đến lần đầu tiên có từ thế kỷ thứ X ở Persia - Vương quốc Ba Tư. Khi chúng được dùng để cố định chân của lính ngự lâm trên bàn đạp ngựa. Giúp tạo thêm đòn bẩy khi chiến đấu. Sau này, những người cao bồi miền Tây nước Mỹ cũng áp dụng chức năng của loại giày này khi cưỡi ngựa, nhưng có nhiều cải tiến hiện đại hơn.
Khi giày cao gót trở thành biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh quân sự. Nó cũng trở thành biểu hiện của sự giàu có. Vì chỉ những người có tiền mới có thể mua được ngựa. Tuy nhiên, giày cao gót dành cho quý ông mới thật sự nổi tiếng sau khi bức chân dung vua Louis XIV của Pháp nổi tiếng khắp thế giới vì đôi giày cao gót vốn dĩ dùng để che đi chiều cao khiêm tốn của mình. Biểu tượng này xuất hiện một lần nữa ở Pháp vào những năm 1600 dưới thời trị vì của Vua Louis XIV.
Ta có thể thấy hình ảnh ông với một đôi giày cao gót với phần gót được sơn màu đỏ trong bức chân dung của ông. Chủ nhân của cung điện Versailles đã sử dụng giày dép để phân biệt đẳng cấp và sở thích. Năm 1670, ông tuyên bố rằng chỉ những thành viên của tầng lớp quý tộc mới được đi giày cao gót. Trong nhóm này, ông chỉ cho phép các cận thần của mình đi giày màu đỏ (màu ông yêu thích).
Cùng thời điểm làn sóng Ba Tư bắt đầu lan sang lục địa phía bắc, phụ nữ châu Âu bắt đầu khẳng định sự bình đẳng của mình bằng cách áp dụng phong cách ăn mặc truyền thống của nam giới, bao gồm cả giày cao gót. Như vậy, tại lục địa Châu Âu, giày cao gót dần bị đàn ông coi thường và dần dà loại bỏ nó ra khỏi trang phục đặc trưng của phái nam.
Tuy nhiên, bên kia bờ đại dương, khi miền Tây nước Mỹ bắt đầu thu hút những người định cư mới, cao bồi nổi lên như những chàng “kỵ sĩ” đấu súng đầy nam tính và là tiêu chuẩn của phái nam cũng đều mang bốt cao gót. Hầu hết những đôi bốt cao bồi có phần gót tròn ngược được gọi là gót Cuba (lấy cảm hứng từ giày của các vũ công Flamenco truyền thống) và trở thành vật dụng cần thiết để giữ thẳng lưng khi di chuyển quãng đường dài trên yên ngựa.
2. Văn hoá “ngách” luôn ôm chứa sự phát triển của giày cao gót nam
Mặc dù giày cao gót ít được mang bởi nam giới, nhưng xuyên suốt thế kỷ trước, nó khá ưa chuộng trong cộng đồng văn hoá glam-rock, punk, rock-n-roll. Những năm 1960 khi Beatles nổi tiếng, một loại giày với tên gọi “Beatle Boots”, phiên bản đầu tiên của Chelsea Boots có phần gót cao này, được tái sử dụng vào trang phục nam giới.
Kéo theo các nhóm nhạc rock-n-roll của cuối thế kỷ 20 như Aerosmith hay Mötley Crue cũng sử dụng phong cách tương tự, trong khi các nghệ sĩ rock quyến rũ như Kiss và David Bowie lại chọn các phiên bản phô trương hơn.
Kết hợp với các nền văn hóa khác như cộng đồng drag queen và văn hóa khiêu vũ, giày cao gót, cùng các loại quần áo nữ tính truyền thống khác dần được bình thường hóa và dần dần lan rộng ra giới thời trang. Chúng được được mang bởi những người nổi tiếng giới thời trang như Jonathan Van Ness, Sam Smith, NTK Marc Jacob và Harry Styles.
3. Kiss Boots - Đôi giày cao gót nam phá vỡ định kiến ở hiện tại
Có rất nhiều định kiến đưa ra về vấn đề trang phục nam và nữ. Ranh giới đã dần bị xoá mờ bởi những sản phẩm của những nhà thiết kế tên tuổi. Và Rick Owens Kiss Boots là một ví dụ tiêu biểu cho minh chứng không còn khoảng cách nào cả.
Năm 2019, nhà thiết kế lừng danh Rick Owens trình làng bộ sưu tập Thu-Đông 2019 dành cho nam mang tên “Larry”. Điều đặc biệt là sự xuất hiện của một khái niệm Boots mới với tên gọi “Kiss Boots”. Xoá nhoà đi định kiến giữa trang phục nam và nữ.
Kiss Boots là một ví dụ điển hình cho câu nói: “Quy tắc tạo ra để ta phá vỡ chúng”. Đôi giày dựa trên những đôi Chelsea Boots cổ điển nhưng được cải tiến về rất nhiều về Platform và Heel. Khi đôi giày cao tới 12,5cm (gần 5 inch) một điều chưa từng có trước đây trên những đôi giày dành cho nam. Không chỉ thay đổi cả xu hướng thời trang trên thế giới. Kiss Boots còn thay đổi cả suy nghĩ khiến chúng ta có cái nhìn gần gũi và dễ tiếp cận những món đồ hay trang phục luôn bị định kiến chỉ riêng cho nữ.
Trong lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2019. Kiss Boots ngay lập tức tạo ra nhiều tranh luận: “Thật kỳ quái, ai lại có thể mang đôi giày cao như thế này chứ ?”. Nhưng cùng với vẫn có nhiều ý kiến tích cực cho rằng: “Đây là sự thay đổi cần có trong giới trang”. Quả thật, Kiss Boots tạo ra tiếng vang về mọi mặt, trở thành một hiện tượng mới trong giới thời trang và xoá bỏ lằn ranh giữa nam – nữ.
Cho đến hiện nay năm 2022, nó vẫn là một tượng đài biểu tượng của Rick Owens và sức hút khủng khiếp mà nó mang lại. Khi tại mỗi mùa, ông luôn cho ra những đôi Kiss Boots với nhiều sự thay đổi về da, thiết kế, màu sắc,.. Giúp người mua có thêm nhiều lựa chọn một khi đã “trót yêu” Kiss Boots.