1. Lưu ý cần biết khi giặt giày
Giặt giày là phương pháp làm sạch giày phổ biến nhất, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, giặt không đúng cách sẽ gây ra những “rắc rối” cho giày của bạn. Hãy cùng tham khảo một số lưu ý như sau khi giặt giày nhé!
- Không giặt giày thường xuyên: Khi giặt cần sử dụng nước, bàn chải, các hóa chất vệ sinh cần thiết để làm sạch các vết bẩn. Quá trình này lặp lại nhiều lần có thể làm vải giày nhanh bạc màu, mất form giày và đế dễ bị bong keo.
- Không giặt giày bằng máy giặt: Một số bạn không có nhiều thời gian hoặc khá ngại việc giặt giày bằng tay nên đã giặt giày bằng máy giặt. Sự tác động mạnh của các tính năng giặt, giũ, vắt… lên giày dễ khiến chúng bị mất form. Đặc biệt, giày sử dụng vải tổng hợp, vải dệt hay canvas sẽ rất dễ phai màu khi giặt máy.
- Không dùng máy sấy để làm khô giày: Khi để giày khô tự nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian, vì vậy, nhiều bạn đã dùng máy sấy để làm khô giày nhanh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng máy sấy thổi vào giày, nhiệt độ bên trong giày sẽ tăng cao và có thể làm cho form giày bị co hoặc hư hỏng nặng nề.
2. Hướng dẫn cách giặt giày thể thao
Để giày thể thao của bạn luôn sạch sẽ, bền đẹp hãy áp dụng cách giặt giày như các bước được hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch vệ sinh giày
Trước khi bắt đầu giặt giày, bạn cần chuẩn bị sẵn một số dụng cụ và dung dịch vệ sinh giày cần thiết sau:
Bàn chải có lông chải vừa mềm và cứng: Nên sử dụng bàn chải có độ cứng, mềm vừa phải để vừa đảm bảo có thể làm sạch được giày mà không làm sờn vải/da giày. Bạn hãy kiểm tra phần lông bàn chải trước khi mua một cách cẩn thận, tránh mua dạng sợi cước vì sợi này tương đối cứng.
Dung dịch vệ sinh giày phù hợp: Một số nguyên liệu làm sạch giày tương đối dễ mua, bạn có thể tìm thấy tại chợ hoặc siêu thị như:
- Baking soda: Trong baking soda có chứa kiềm nên nó có khả năng tẩy trắng và làm sạch hoàn toàn bụi bẩn trên giày thể thao một cách hiệu quả. Ngoài ra, tính kiềm của baking soda cũng giúp nó có khả năng thấm hút tốt, dễ dàng khử sạch mùi hôi tồn đọng trong giày.
- Giấm: Với khoảng 5% chất axit chứa trong giấm, dung dịch này có tác dụng làm trắng sáng, loại bỏ vết bẩn và làm mềm vải giày rất tốt và an toàn.
- Chanh: Giống với giấm, trong chanh chứa một lượng axit vừa phải và có khả năng tẩy sạch vết bẩn, giúp giày thể thao của bạn giữ được vẻ trắng sáng như mới.
- Xà phòng: Thành phần chính là muối của axit béo có khối lượng phân tử lớn, khi tác dụng với nước, xà phòng đem đến hiệu quả trong việc tẩy sạch các vết bẩn trên giày.
>>> Xem thêm
CÁCH VỆ SINH GIÀY VẢI, GIÀY DA VÀ GIÀY DA LỘN MÀU TRẮNG
CÁCH GIẶT GIÀY NIKE AIR FORCE 1 VỚI CÁC MẸO SIÊU ĐƠN GIẢN
Bước 2: Vệ sinh dây giày và miếng lót
Trước tiên bạn cần tháo dây giày và miếng lót ra khỏi giày thể thao để làm thông thoáng giày và giúp bạn dễ dàng nhìn thấy và làm sạch được cả những chỗ bẩn khó thấy.
Sau đó bạn nên dùng bàn chải chà nhẹ miếng lót giày và vò nhẹ dây giày để loại bỏ bụi bẩn. Hãy pha thuốc tẩy và bột xà phòng, ngâm miếng lót giày cùng dây giày khoảng 5 phút, cuối cùng chà miếng lót và giặt dây đến khi sạch hẳn.
Bước 3: Giặt sạch giày với dung dịch vệ sinh
Tiếp theo, sử dụng dung dịch vệ sinh giày đã được chuẩn bị để tiến hành làm sạch giày.
- Vệ sinh đế giày: Để đế giày khô hoàn toàn sau đó dùng bàn chải đã chuẩn bị chà sạch các vết bẩn khô bám trên đế giày. Tiếp tục nhúng bàn chải vào hỗn hợp dung dịch vệ sinh đã chuẩn bị và chà nhẹ đế giày sao cho lớp đất cát được xử lí triệt để.
Nên sử dụng loại bàn chải có lông cứng hơn một chút để chà đế giày, làm sạch đất cát, bụi bẩn đọng lại.
- Vệ sinh phần trên của giày: Với phần trên của giày, trước tiên bạn cũng cần dùng bàn chải khô chải sạch bụi bẩn (giày còn khô). Tiếp theo, làm ướt giày (nên sử dụng nước ấm) và dùng bàn chải nhúng vào dung dịch vệ sinh giày đã chuẩn bị trước đó, chà nhẹ để lấy đi những vết bẩn có trên giày.
Bước 4: Làm sạch giày bằng nước sạch
Sau khi dùng xà phòng, dung dịch tẩy rửa giày bạn hãy xả nước vào giày để gột rửa sạch đi hỗn hợp trên cũng như bụi bẩn. Bạn nên sử dụng nước lạnh để gột rửa các chất tẩy rửa và chất bẩn này.
Sau khi làm sạch với nước, bạn hãy vẩy giày để loại bỏ hết nước còn đọng lại trên giày trước khi phơi.
Bước 5: Phơi khô giày ở nhiệt độ bình thường
Bạn có thể sử dụng khăn giấy hoặc một chiếc giẻ khô để thấm nước có trên giày sau đó đem phơi, như vậy, giày của bạn sẽ khô nhanh hơn. Nên đặt giày ở nơi thông thoáng, có bóng râm để giày khô tự nhiên. Tránh phơi giày ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp, điều này có thể sẽ làm cho giày của bạn bị bạc màu.
Bước 6: Phủ lớp nano chống thấm
Mưa gió, bụi bẩn chính là nguyên nhân khiến cho giày của bạn bị bẩn và hỏng nhanh hơn. Vì vậy, sau khi giặt giày bạn nên phủ một lớp nano chống thấm để ngăn mưa ướt và bụi bẩn bám và thấm qua lớp vải giày.
Trên đây là cách giặt giày thể thao đúng chuẩn giúp giày luôn sạch sẽ và bền đẹp mà Extrim muốn gửi đến bạn. Trong điều kiện cuộc sống bận rộn, nếu không có thời gian vệ sinh giày với các nguyên liệu tự nhiên, bạn cũng không nên lười nhác cho giày vào giặt máy bởi form giày sẽ dễ bị hỏng theo.
Hãy liên hệ với Extrim – đơn vị chăm sóc giày tiện lợi, chất lượng nhất tại TP Hồ Chí Minh. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận yêu cầu của bạn, phân loại vết bẩn để sử dụng hóa chất phù hợp. Xem dịch vụ spa giày.
>> Xem thêm: 12 mẹo vệ sinh giày và bảo quản giày cực hay mà sneakerhead không nên bỏ qua
>> Xem thêm: Bật mí cách vệ sinh mọi loại giày không phải ai cũng biết
>> Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh giày có cần thiết