Bảo vệ môi trường bằng cách tái chế những đôi giày cũ

Đội ngũ Extrim | 25.10.2023
Extrim
Gần đây, ngành công nghiệp thời trang đang diễn ra các phong trào hướng đến sự bền vững. Cố gắng giảm sản xuất chất thải và thúc đẩy bảo toàn sinh thái. Và phong trào này đang lan qua cả ngành công nghiệp giày dép trên thế giới. Các thương hiệu lớn như Nike, Adidas và New Balance đã áp dụng các hoạt động bền vững bao gồm: thu thập, tái phân phối và tái chế giày cũ, cũng như tái chế rác thải nhựa khác để sản xuất giày mới. Nhưng quan trọng là bạn cũng có thể tự mình tái chế giày cũ của mình nữa.

1.Tại sao bạn nên tái chế giày cũ?

Bạn có biết: Bộ Nội vụ Mỹ ước tính gần 300 triệu đôi giày cũ bị vứt ra bãi rác mỗi năm? Một sự lãng phí và nguy hại đối với môi trường

Nhưng vẫn còn một sự thật: Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ ước tính có khoảng 300 triệu trẻ em trên khắp thế giới chưa bao giờ được sở hữu một đôi giày.

bao-ve-moi-truong-bang-cach-tai-che-nhung-doi-giay-cu-2.jpg

Con số đó bằng đúng số giày bị vứt ra bãi rác mỗi năm đấy. Là trùng hợp? Hay có ý gì đây?

Sự thật là chẳng có lý do gì bạn không nên tái sử dụng, tái chế, hoặc quyên góp giày cũ của bạn cả. Không chỉ bạn giảm được dấu chân carbon của mình mà còn giúp bạn ngăn sự đối xử không cân bằng với người thu nhập thấp trên khắp thế giới.

Một sự thật đáng quan ngại khác nằm ở hiện tượng xã hội gán ghép giá trị văn hóa vào giày. Tiêu chuẩn luôn thay đổi khiến giày dép liên tục bị lỗi mốt và cần được cập nhật xu hướng, trào lưu mới. Người ta mua sắm, thay đổi giày dép, trang phục không phải vì cũng đã hư, cũ mà là vì để chạy theo văn hóa thời trang mì ăn liền ấy.

Bạn có thật sự muốn đóng góp vào sự chênh lệch này không? Nếu câu trả lời là không thì hãy ngưng vứt đi giày dép đang có và mua giày mới khi không thật sự cần thiết. 

2.Giày của bạn làm từ chất liệu gì?

Bạn không cần phải là dân chuyên sửa giày mới biết được giày mình làm từ chất liệu gì - chỉ cần là người quan tâm đến môi trường là quá đủ. Có điều, đa số giày dép hiện đại đều được làm từ chất liệu không thân thiện với môi trường như là rất nhiều nhựa tổng hợp.

2.1. Chất liệu tạo nên những đôi giày thể thao kháng nước

Để hiểu hơn về tái chế giày, hãy đọc sơ về Phân tích giày thể thao kháng nước:

bao-ve-moi-truong-bang-cach-tai-che-nhung-doi-giay-cu-1.jpg
  • Phần upper của giày thường được làm từ một loại vải nào đó hoặc da. Đối với giày thể thao kháng nước, giày thường được làm từ một loại vải lưới thoáng mát nào đó, đa số có thể tái chế được.

  • Đế giữa của giày thể thao thường được làm từ ethyl vinyl acetate (EVA) và polyurethane. Các chất liệu này có thể tồn tại lên đến một nghìn năm ngoài bãi rác.

  • Đế ngoài được làm từ cao su carbon, cao su thổi, hoặc kết hợp cả hai, có thể tồn tại lên đến 80 năm. Đốt các loại cao su này thải ra rất nhiều khí độc hại vào bầu khí quyển.

Bạn thấy đó, rất nhiều chất liệu mất quá lâu mới có thể phân hủy được. Hơn nữa, quy trình sản xuất các loại giày này cũng thải ra rất nhiều chất thải. Theo truyền thống và thông thường, các bộ phận nhỏ của giày được cắt từ các tấm chất liệu lớn, sau đó được khâu lại với nhau. Kiểu sản xuất giày này bỏ phí hơn 30% số vật liệu. 

Rất khó để bạn có thể tự tái chế những loại giày này. Thay vào đó, điều bạn có thể làm là tái sử dụng và sửa chữa, nâng cấp lại để trao cho giày một “cuộc sống” mới.

2.2. Giày vải dệt kháng nước thân thiện với môi trường

Trong những năm gần đây, giày vải dệt ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên mẫu giày mới lạ này được yêu thích rộng rãi nhờ sự thoải mái, tính linh hoạt và tất nhiên là tính bền vững.

 

bao-ve-moi-truong-bang-cach-tai-che-nhung-doi-giay-cu-3.jpg

Ngày nay, đa số giày thể thao kháng nước như là giày Loom sử dụng phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. Dù đa số các quá trình sản xuất giày vẫn không ngừng tạo ra lượng chất thải. Giày vải dệt thật sự giảm sản xuất chất thải lên đến 80%. Tất cả là do loại giày này có phần upper được dệt liền mảnh, thay vì phải khâu lại như các loại giày khác. Hơn nữa, chất liệu dệt này cũng rất linh hoạt và dễ tái chế. Bạn có thể dễ dàng tái sử dụng vải dệt đặc biệt là vì bạn sẽ không cần phải tháo rời hàng trăm bộ phận khác nhau.

3.Những cách tái chế giày cũ

3.1. Quyên góp từ thiện

Nhiều nơi từ thiện đồng ý nhận quyên góp giày. Nếu giày bạn khá mới nhưng không cần nữa, hãy đem đến các nơi quyên góp từ thiện cho những người cần chúng hơn. 

Hãy nhớ đừng đem giày hoàn toàn không thể sử dụng được đến các nơi từ thiện nhé, sẽ rất bất lịch sự đấy. Nên hãy đảm bảo giày của mình vẫn còn ở điều kiện còn sử dụng được nhé.

bao-ve-moi-truong-bang-cach-tai-che-nhung-doi-giay-cu-4.jpg

3.2. Thay đổi vườn nhà

Bạn có thể dễ dàng tái sử dụng giày cũ mòn để trang trí vườn nhà.

  • Làm chậu cây từ giày

Giày kháng nước thường rất thoáng khí nên rất hoàn hảo để thiết kế các loại chậu thay thế. Xương rồng sẽ phát triển mạnh nhất trong chiếc giày cũ của bạn.

  • Đá lát vườn

Nếu bạn có nhiều đôi giày cũ thì có thể sử dụng lát dưới đất vườn. Lật đế giày lên, vùi giày xuống dưới đất, giày cũ của bạn sẽ bảo vệ giày mới không bị bẩn hay mòn.

  • Tổ chim

Chim chẳng biết phân biệt và cũng chẳng quan tâm dù giày đắt rẻ hay xịn dỏm thế nào. Chôn đế giày xuống xung quanh cây là bạn có ngay chiếc tổ dành cho chim. Bạn có thể cho thức ăn chim vào trong giày, hoặc để trống để chim tự do làm nhà.

3.3. Tái chế dây giày cũ

Nếu bạn thích sáng tạo và làm thủ công. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo ra các ý tưởng độc đáo để tái sử dụng dây giày cũ.

  • Có thể sử dụng dây giày để làm băng đô tóc

Hãy thử biến tấu, trang trí lên dây giày cũ để tạo ra băng đô thời trang giúp giữ tóc tai gọn gàng.

  • Ruy băng gói quà

Dây giày cũng có thể làm ruy băng gói quà. Đầu nhựa của dây giúp bạn dễ dàng thắt nơ.

bao-ve-moi-truong-bang-cach-tai-che-nhung-doi-giay-cu-6.jpg

  • Sử dụng trong vườn

Bạn có thể sử dụng dây giày để cố định cây leo nhà bạn.

  • Vòng đeo trang sức kiểu thắt dây

Có thể cần tập luyện một chút nhưng một vài tiếng học theo trên mạng là được hết.

Thật sự phải nói có vô vàn cách để tái chế dây giày. Nhưng giờ thì bạn có thể được thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, khéo tay hay làm với dây giày cũ. Chỉ cần nhớ: phải giặt dây giày sạch sẽ trước đã!

3.4. Nâng cấp chúng

Vì một lý do nào đó mà người ta rất hay đánh giá thấp tuổi đời của giày. Trước khi quăng đi, hãy cân nhắc vệ sinh và bảo dưỡng lại giày một chút. Bạn cần biết:

  • Ngoài giày thể thao thì đa số các loại giày đều có thể sửa được. Nếu gót giày bị gãy hay đế giày bị rớt ra, bạn chỉ cần đem giày đến cửa hàng sửa giày như Extrim là được.

  • Bạn cũng có thể dễ dàng sơn lại giày cũ là có ngay diện mạo hoàn toàn mới. Hãy thử nghiệm với cả kim tuyến và các màu sắc sặc sỡ, hay cả họa tiết graffiti vào đôi giày cũ của mình xem.

  • Trang trí các đường may bị sờn bằng một số đồ trang trí sáng tạo. Nếu tay đủ vững, bạn có thể dễ dàng che đi các đường may lỏng lẻo đó.

bao-ve-moi-truong-bang-cach-tai-che-nhung-doi-giay-cu-5.jpg

Khi đã nghĩ về vấn đề này rồi thì không có lý do gì nên vứt giày cũ đi cả, nhỉ? Có rất nhiều cách để bạn có thể tái chế giày cũ của mình. Dễ nhất là đi quyên góp, nhưng đôi khi giày quá cũ mòn rồi thì vẫn chưa vô vọng đâu. Bạn có thể tái sử dụng và nâng cấp giày theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.

Chắc chắn, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi có thể sống một cuộc sống bền vững và có ý thức về môi trường. Nhưng phải có bắt đầu - từ từng chiếc giày một - thì mới có tiến triển rồi mới đến lúc đạt tới điều đó. 

(Biên tập: Thanh Tuyền)

Xem thêm:

Top 5 local brand giày và túi thân thiện với môi trường hot nhất

Cách bảo vệ đế giày của bạn

Top 10 thương hiệu tái chế giày đáng tin dùng nhất trên thế giới

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay

icon_zaloicon_zaloicon_zalo