1. Thử giày vào buổi sáng
Thay vì chọn thử giày vào buổi sáng, bạn nên thử chúng vào cuối ngày. Càng về cuối ngày, sau một thời gian dài đứng và di chuyển, bàn chân và cẳng chân của bạn sẽ có xu hướng phù lên. Thực tế là nhiều người không tính đến tình trạng phù nề tự nhiên này khi mua giày và cuối cùng họ có thể mua phải những đôi giày quá chật và dẫn đến tình trạng mang giày bị đau chân mà không hay biết.
2. Mang giày không đúng size
Theo thời gian, khi chúng ta già đi, bàn chân thường trở nên dài và rộng hơn do gân và dây chằng giãn ra, mất đi sự đàn hồi. Những thay đổi về cân nặng hoặc các vấn đề sức khỏe cũng có thể góp phần vào sự thay đổi kích cỡ giày. Vì vậy, không ít người tìm thấy sự thoải mái khi chuyển sang giày cỡ lớn hơn. Với giày chạy bộ, bạn nên chọn tăng nửa size hoặc một size lớn hơn, nhất là khi bàn chân bạn có xu hướng sưng to hơn về cuối ngày.
3. Sử dụng đôi giày đã bị mòn
Nhiều người trong chúng ta có xu hướng giữ lại giày cho đến khi đế bị mòn sờn hoặc gót giày hỏng hóc, nhưng việc chần chừ đến mức đó có thể gây ra tình trạng mang giày bị đau chân.
Theo Tiến sĩ Rottman nói rằng: “Việc tiếp tục mang giày đã mòn có thể gây ra các cảm giác đau nhức ở chân do viêm cân gan chân, viêm gân, thậm chí là gãy xương do căng thẳng hoặc tổn thương ống chân. Nguyên nhân là do đôi giày cũ không còn đủ độ đệm và sự hỗ trợ cần thiết để bảo vệ đôi chân khỏi những tổn thương. Đế giày bị mòn có thể làm thay đổi cách bạn đi lại, gây ra những biến dạng trong bước chân và làm trầm trọng thêm các vấn đề.”
Tùy vào mức độ hoạt động và loại giày đang mang, bạn nên xem xét việc thay giày mới sau khoảng từ 6 đến 12 tháng sử dụng. Nếu thật sự yêu mến đôi giày, bạn có thể mua thêm một đôi tương tự, để có thể luân phiên sử dụng, nhằm kéo dài độ bền của chúng.
4. Không mang giày chuyên dụng cho từng dịp
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng việc sử dụng giày thể thao khi đi trekking là chấp nhận được. Nhưng thực tế, bạn đang tăng khả năng mang giày bị đau chân hay trật khớp mắt cá chân. Và việc diện đôi dép xỏ ngón lênh khênh trên những con phố ở New York có thể gây hậu quả không mong muốn chỉ sau vài khối nhà. Điều này xuất phát từ việc không phải đôi giày nào cũng thích hợp cho mọi loại hoạt động - đây là một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải.
Tiến sĩ Rottman lưu ý: “Việc chọn nhầm giày không phù hợp với hoạt động cụ thể có thể dẫn đến nhiều vấn đề từ phồng rộp cho đến gãy xương, bỏng rát do nắng, chấn thương từ việc vấp ngón chân hoặc đồ vật rơi vào phần hở của bàn chân”.
5. Mang giày cao gót quá cao
- Chọn giày có phần mũi tròn để ngón chân có thêm không gian thoải mái.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng giày cao gót có độ dốc nhiều.
- Chọn mua những đôi giày cao gót với gót vuông hoặc gót nêm, có độ cao dưới 2 inch.
- Giảm thiểu thời gian mang giày cao gót khi di chuyển.
- Nên chọn những đôi dép có quai hậu.
6. Không sử dụng giày có hỗ trợ vòm bàn chân
Bạn có đang chú ý đến việc hỗ trợ vòm bàn chân hay không? Thông thường, hầu hết chúng ta sẽ thuộc vào một trong hai tình trạng: bàn chân phẳng hoặc vòm bàn chân cao. Đối với một số người, việc này có thể không gây ra vấn đề đáng kể, nhưng khi chúng ta già đi và trải qua những biến đổi cơ thể khác, việc này lại trở nên cực kỳ quan trọng.
Nếu bạn thấy đau rát, ngứa ran hoặc cảm giác không thoải mái ở ngón chân, gót chân, mu bàn chân hoặc vòm bàn chân, hãy trao đổi với bác sĩ. Có thể bạn sẽ cần tìm mua giày hoặc miếng đệm giày không cần đơn để cung cấp đủ sự hỗ trợ cho gót chân hoặc vòm bàn chân.
Xem thêm
>>> Tổng hợp các mẹo sửa giày rộng và chật đơn giản nhanh chóng
>>> 5 cách đi giày cao gót không đau chân bạn nên biết!
>>> Tổng hợp các cách sửa chữa giày dành cho bạn. phân tích ưu và nhược điểm