Tổng hợp các cách sửa chữa giày dành cho bạn. Phân tích ưu và nhược điểm

Đội ngũ Extrim | 25.03.2023
Đôi khi vì mục đích thẩm mỹ hoặc chức năng, chúng ta cần phải sửa chữa giày. Khi đế cao su của giày đi bộ bắt đầu tách ra khỏi đế giữa, giải pháp tốt nhất là sử dụng keo dán giày. Bạn có thể tự tay làm việc này hoặc tìm đến dịch vụ sửa giày chuyên nghiệp. Tự sửa giày vừa giúp bạn tiết kiệm tiền vừa cho bạn cơ hội học hỏi. Sửa giày tại Extrim sẽ thường tốn kém hơn nhưng kết quả rất tốt và còn được bảo hành. Việc tự sửa chữa giày có thể dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Nó khiến bạn thấy vui vì vừa tiết kiệm tiền lại được mang đôi giày đẹp của mình.

1. Vì sao bạn nên sửa giày?

  • Những đôi giày bạn cực kì yêu thích, bạn sẽ muốn sửa chúng. Hãy cân nhắc rằng việc này có thể tốn thời gian và tiền bạc, nhưng rất xứng đáng.
  • Bạn có thể muốn sửa những đôi giày mình thường xuyên sử dụng. Nhiều khi chi phí cho việc sửa những đôi giày bị mòn gai, đứt dây giày, lỏng đế rất rẻ và khá nhanh chóng.
  • Nếu có đôi giày nào bạn không đi nhiều và không thích nữa, tốt hơn hết bạn nên quyên góp, tái chế hoặc bỏ chúng đi.

Chi phí

Một số cách sửa đơn giản nhất là thay dây giày bị rách và sửa phần vải bị sờn. Thật hợp lý khi tôi giữ lại những đôi giày chỉ mất mười phút để sửa thay vì chi nhiều tiền hơn để một đôi giày mới.

Dụng cụ sửa chữa giày cần có

Thời gian

Sửa giày sẽ tiết kiệm thời gian, đơn giản vì để mua giày mới bạn sẽ phải dành nhiều thời gian tìm kiếm, đi đến cửa hàng, thử giày. Đôi khi phải trả lại nếu đôi giày không phù hợp với nhu cầu của bạn.

Ngân sách

Ngân sách sẽ quyết định bạn có sẵn sàng sửa giày hay không. Mua giày chất lượng cao hơn sẽ đảm bảo chúng bền hơn, nhưng ngân sách và chi phí hàng tháng có thể không cho phép vung tay đối với một số người.

Hãy nhìn lại tủ giày của bạn và xác định bạn sẽ giữ, bán, tặng và sử dụng đôi nào. Bạn có thể xác định xem mình muốn mua giày mới hay sửa chữa những đôi giày đang có. Mục tiêu của bạn đối với đôi giày đó trong tương lai là gì?

2. Ưu và nhược điểm của việc tự sửa giày

>> Xem thêm: Sửa giày tại nhà cần những gì | Hướng dẫn chi tiết

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM

1. Rẻ tiền hơn mua một đôi giày mới.

2. Có thể sửa được giày của mình trong một khoảng thời gian ngắn, không phải chờ đợi.

3. Học được kỹ năng mới và có thể áp dụng với những đôi giày khác.

4. Bạn không cần phải tốn thời gian và tiền bạc mua một đôi giày mới.

1. Có thể mất nhiều thời gian và sự kiên trì để học cách sửa giày.

2. Việc này không chuyên nghiệp.

3. Bạn có thể làm cho đôi giày trông tệ đi và hoạt động kém hơn.

4. Có thể không tìm được vật liệu bạn cần để sửa chữa. 

Sửa chữa giày chuyên nghiệp

3. Ưu và nhược điểm của dịch vụ sửa giày chuyên nghiệp

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM

1. Rẻ tiền hơn mua một đôi giày mới

2. Giày được sửa đẹp và dùng tốt

3. Không cần phải lo lắng về việc mua giày mới hay tự sửa

4. Bạn có thể tìm Extrim hoặc các trang web khác để đảm bảo chất lượng tốt.

1. Có thể mất vài ngày hoặc lâu hơn để lấy lại đôi giày của bạn.

2. Chi phí có thể đắt hơn mức bạn có thể hoặc sẵn sàng trả.

3. Có thể kết quả không theo cách bạn muốn.

4. Nó có thể đắt hơn một đôi giày mới

>> Tham khảo: Dịch vụ Sửa chữa giày chuyên nghiệp Extrim tại đây.

4. Khi nào nên bỏ giày cũ?

Một đôi giày tốt có thể xem như một khoản đầu tư. Nó có thể có giá trị tương đương hoặc tăng giá theo thời gian. Nếu ban đầu, đôi giày của bạn đã có giá rất cao, hãy cân nhắc. Nếu chúng có giá trị và bạn thích chúng, hãy giữ lại và sửa chữa khi cần.

Mặt khác, nếu đôi giày của bạn không giá trị và việc sửa chữa sẽ tốn kém hơn nửa giá trị của nó, thì tốt nhất bạn nên tặng chúng. Chỉ bỏ đi khi không ai có thể sử dụng nữa.

Giữ LạiHãy Bỏ Đi!

1. Nếu đôi giày vẫn giữ nguyên giá trị và đắt tiền.

2. Nếu việc sửa chữa không thành vấn đề, vì bạn rất thích đôi giày này.

3. Nếu việc sửa đôi giày này rất đơn giản, dễ dàng

4. Nếu bạn mang nó đều đặn mỗi tuần

1.Nếu bạn không thích nữa, hãy xem xét bán đi nếu nó còn giá trị.

2. Khi nó không tốt cho bàn chân và khớp chân bạn.

3. Nếu giá sửa chữa cao hơn một nửa giá giày, thì bạn nên tặng hoặc bán.

4. Nếu bạn rất ít hoặc không dùng đến nữa. 

5. Sửa lỗi đơn giản

Một cách tốt để tự mình sửa chữa là bắt đầu từ việc nhỏ. Đầu tiên là xem xét sửa những lỗi đơn giản mà bạn chỉ mất 10 phút hoặc ít hơn.

10 Phút Sửa Chữa

Thay dây giày 

1- Việc này khá dễ dàng. Đếm số khoen có trên giày rồi tháo dây ra và đo chiều dài. Nếu cả hai dây buộc đều bị đứt, bạn cần đoán xem chúng dài bao nhiêu.

2- Tiếp theo, tìm mua một cặp dây giày mới. Xem trên bao bì và chọn mua độ dài phù hợp với dây giày của bạn.

3- Xỏ dây giày mới.

* Ngoài ra, bạn có thể giữ nguyên dây giày và thay đổi kiểu thắt dây để giày của bạn vừa khít. Nếu các đầu dây bị mòn, hãy buộc lại sao cho chúng có thể xỏ vừa qua khoen. Hoặc mua một số aiglet nhỏ để bọc lại các đầu dây này.

Cách sửa dây gi2. Dùng keo Elmer’s màu trắng bôi vào đầu dây giày bị tưa sờn. Dùng chỉ quấn chặt quanh đầu dây giày. Cắt chỉ và để dây giày khô.

3. Cách khác là cắt phần cuối của dây giày sờn và luồn vào ống co nhiệt phù hợp với màu của đầu dây còn lại. Sau đó sử dụng máy sấy tóc để làm nóng ống cho đến khi nó co lại.

4. Hãy thử một số phương pháp thắt dây giày mới.

Thay nắp đinh gót 

1. Xác định xem nắp đinh dưới gót giày có cần được thay không hay gót đã bị hỏng. Nếu gót bị gãy, có khả năng không thể sửa được, trừ khi nó chỉ vừa mới rớt khỏi giày.

2. Mua một bộ phụ kiện thay thế nắp đinh giày cao gót mới. 

3. Dùng kìm gỡ bỏ nắp đinh và trụ kim loại ở gót giày cũ. 

4. Tìm nắp đinh thay thế sao cho nó vừa khít với lỗ trên gót giày và không bị lỏng. Dùng búa đóng cẩn thận. Sau khi kiểm tra gót được căn chỉnh ngay ngắn thì hoàn tất. 

Đóng lại gót giày 

1. Nếu phần gót đã bị tách khỏi đế giày, bạn có thể dán lại bằng keo dán giày.

2. Tìm loại keo dán giày chắc chắn và làm theo hướng dẫn.

3. Đảm bảo đế và gót giày được vệ sinh sạch sẽ trước khi dán.

4. Bôi keo lên cả phần gót và đế giày trừ khi có hướng dẫn khác.

5. Căn chỉnh gót và đế giày rồi từ từ ấn vào nhau để gót giày được thẳng. Bạn cần phải giữ phần gót một lúc để chắc chắn keo đã dính. 

Nếu đôi giày cao gót gây đau chân, hãy thử đổi đôi khác thoải mái hơn mà có khi còn rẻ hơn.

Sửa giày thủng lỗ

1. Nếu lỗ ở đế giày, hãy sử dụng keo để lấp đầy lỗ.

2. Dùng băng dính hoặc thứ gì đó tương tự dán vào phía bên kia của cái lỗ để không gì có thể chui vào bên trong giày.

3. Dùng dao cạo keo hoặc có thể là một miếng bìa cứng cạo bề mặt lớp keo sao cho bằng phẳng với đế giày.

———————————————————————————

1. Để vá một lỗ trên giày vải, hãy thử một miếng dán sắt.

2. Làm sạch chỗ cần vá. Để khô ráo. Cắt chỗ sờn xung quanh lỗ. Nếu cần, hãy cắt miếng dán chuẩn bị sẵn và đo cho vừa khít.

3. Đặt giấy báo hoặc cây giữ dáng giày (shoe trees) vào trong giày và phủ miếng vải lên miếng dán trước khi ủi.

4. Ủi miếng dán qua lớp vải dưới mức nhiệt cao, trừ khi giày được làm bằng chất liệu mỏng manh. Ủi qua miếng dán khoảng 4-5 lần và kiểm tra miếng dán. Ủi tiếp 4-5 lần nữa và kiểm tra lại. Sau đó tiếp tục ủi cho đến khi miếng dán bám chắc vào giày là được.

Dán lại quai giày 

1. Hãy kiểm tra xem quai còn nguyên vẹn và đủ chiều dài không?

2. Sử dụng loại keo dán giày lỏng.

3. Bôi keo vào cả hai đầu dây.

4. Sau đó, sử dụng tuốc nơ vít hoặc nhíp, để luồn dây đeo qua vị trí như ban đầu.

5.Dùng kẹp hay vật nặng đè lên phần quai giày mới dán đúng thời gian hướng dẫn trên lọ keo.

Bạn có thể sửa giày tại nhà thay vì vứt chúng đi

>> Xem thêm: Tổng hợp cách sửa chữa giày cho mọi ngân sách

6. Sửa lỗi phức tạp

Những lỗi này mất nhiều thời gian và thường qua nhiều bước hơn. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và khéo léo thì đây là cách tốt để bạn thỏa mãn mong muốn tự sửa chữa.

Hầu hết các loại đế được dán keo sẽ bị hỏng theo thời gian. Đế giày có thể tách khỏi giày và cần phải dán lại.

Nhiều hơn 10 phút

Sửa đế bị hở

1. Xác định mức độ hở của đế. Từ từ kéo đế ra và xem vị trí keo còn bán trên đế.

2. Lấy bàn chải làm sạch cả hai bề mặt của đế và foam.

3. Băng quanh khu vực cần dán để bảo vệ giày khỏi bị keo dính vào phần trên. 

4. Dùng cọ sơn, bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chuyên dụng để bôi keo vào đế. Có nhiều loại keo dán, vì vậy hãy chọn loại keo dán giày phù hợp nhất.

5. Làm theo hướng dẫn trên lọ keo. Sử dụng áp lực, kẹp hoặc các dụng cụ khác đè chắc chắn để đảm bảo đế và foam dính hoàn toàn.

6. Dùng khăn giấy lau sạch phần keo thừa còn sót lại sau khi dán.

7. Chờ đủ thời gian. Gỡ bỏ băng bảo vệ và keo còn sót lại, kiểm tra lại đế giày xem đã dán đúng và bám chắc chưa.

Thay miếng cao su cho gót giày tây 

1. Nếu phần cao su ở gót giày bị mòn hoặc bị bung ra, hãy thay thế bằng một phần cao su mới. Đo chiều rộng, chiều dài, độ dày của cao su ở gót giày.

2. Tìm miếng cao su phù hợp với kích thước bạn đã đo. Hoặc lớn hơn một chút vì bạn có thể cắt phần thừa nếu cần.

3. Gỡ bỏ phần cao su cũ, có thể là một phần hoặc toàn bộ gót giày.

4. Chà sạch bằng giấy nhám. Bôi keo dán giày theo hướng dẫn. Nhớ dùng lực đè mạnh để đảm bảo miếng cao su dính chặt khi keo khô.

5. Loại bỏ phần keo thừa và dùng dao tiện cắt bỏ phần cao su thừa một cách cẩn thận. Nếu cao su dày, hãy dùng giấy nhám để mài bớt. Hãy dành thời gian sửa, để có kết quả tốt nhất.

Thay toàn bộ đế giày

1. Thay toàn bộ đế cao su hoặc da thường mất nhiều thời gian và chi tiết hơn. Kiểm tra kỹ đế xem nó được khâu hay dán. 

2. Nếu đế đã bị bung keo, bạn có thể mua đế thay thế và dán keo trên đế mới miễn là giày không bị hỏng hoặc bị rơi ra. (Làm theo cách đã được hướng dẫn để thay một phần đế.)

3. Nếu đế giày đã được khâu, bạn quyết định xem muốn tìm một chiếc đế mới để khâu lại hay nhờ đến thợ sửa giày.

4. Khâu trên đế mới sẽ mất thời gian học và khâu khá lâu. Bạn sẽ cần quyết định chọn đế da hay đế cao su. Bạn cũng cần dụng cụ để làm một đế mới nếu không có sẵn đế thay thế và cả các dụng cụ để khâu đế vào giày.

5. Một lựa chọn khác là dán một đế cao su mỏng lên đế da cũ. Làm vậy có thể sẽ đỡ việc hơn nhiều. (Làm theo cách đã được hướng dẫn để thay một phần đế.)

6. Khi tháo đế giày, bạn cần phải tháo phần gót trước. Nếu có đế cao su hoặc da mỏng đi kèm, hãy loại bỏ phần này trước. Sau đó tìm đinh và dùng kìm để rút đinh ra. 

7. Để thay đế da, hãy tháo phần đế cũ bằng cách cắt tất cả các đường khâu xung quanh giày. Lưu ý rằng một số đường khâu sẽ dừng lại ở gót chân. Để cắt đường khâu, bạn thường cần một con dao để cắt trên mép giữa các lớp của đế và đáy giày.

8. Sau khi đế được tháo ra, bạn thường sẽ thấy lớp lót bần được dán bên trong. Tháo nó ra khỏi đáy giày và dán kỹ trên một lớp lót bần mới. Sau khi khô, bạn cần chà nhám lớp lót này cho bằng với mép của đáy giày và lấp đầy đáy giày như cũ.

9. Tiếp theo, bạn phết keo lên đế và đáy giày. Làm theo hướng dẫn của keo. Đặt đế lên giày và đợi thời gian cho khô. Cắt phần da thừa kéo dài ra khỏi mép giày. 

10. Bây giờ bạn có thể bắt đầu khâu đế vào giày. Sử dụng dùi và lần theo các lỗ đã có ở mép dưới của giày hoặc sử dụng máy khâu giày.

11. Sử dụng giấy nhám hoặc máy đánh bóng nếu cần, để đảm bảo các lớp nơi đế tiếp xúc với giày đều và mịn.

12. Dùng đinh để đóng lại phần gót vào giày. Giữ cho tất cả các cạnh đều thẳng trước khi đóng.

13. Dùng keo để dán lại phần đế gót. Làm cẩn thận để đảm bảo đế cao su thẳng đều với cạnh ở mỗi bên.

14. Lau sạch phần keo thừa.

Sửa một vết rách trên giày da

1. Bạn sẽ phải mua một bộ dụng cụ sửa chữa đồ da để sửa vết rách trên giày da của mình.

2. Nếu không có bộ dụng cụ, bạn có thể thử đóng vết rách bằng hồ nước hoặc keo dán trong suốt.

3. Đặt một miếng vải mỏng vào bên trong lỗ rách và dán keo hoặc lót miếng giấy báo vào bên trong để giữ cố định.

4. Dán các mép da vào bên trong vải. Đặt miếng da xuống một cách cẩn thận và dán cho nó dính lại.

5. Chờ cho đến khi nó khô và lấy giấy báo ra. Miếng da nằm phẳng và đã đóng vết rách lại.

Sửa giày phức tạp

>> Xem thêm: Top 5 cách sửa giày dép tại nhà nhanh chóng hiệu quả nhất

7. Sửa giày hay từ bỏ?

Tự sửa giày sẽ tiết kiệm tiền và giúp bạn giữ được đôi giày mình yêu thích. Nhưng không phải ai cũng làm được. Hãy xác định xem bạn có sẵn lòng dành thời gian, công sức, tiền bạc và cảm xúc để sửa giày hay không trước khi bắt đầu.

Ngay cả việc sửa chữa lỗi nhỏ cũng có thể khiến bạn thất vọng và tự hỏi tại sao bạn lại bắt tay vô thử ngay từ đầu. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy chuẩn bị mọi thứ bạn cần. Đảm bảo bạn có tất cả các dụng cụ và vật liệu cần thiết giúp quá trình sửa chữa diễn ra suôn sẻ. Đó là lý do tại sao trông các thợ sửa giày làm rất dễ dàng. Họ có tất cả các dụng cụ phù hợp và đã thực hành rất nhiều. Vì vậy, nếu bạn đã sẵn sàng cho một chút thử thách, thì sửa giày là việc dành cho bạn.

Việc nên bắt tay vào sửa giày hay không là tùy bạn, nhưng những lý do sau đây có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn.

Yêu Thích Sửa ChữaTừ Bỏ

1. Tôi thích đồ thủ công và có đủ kiên nhẫn để dành thời gian làm.

2. Tôi có các dụng cụ hoặc sẽ mua các dụng cụ sửa chữa.

3. Tôi sẵn sàng tìm kiếm và mua các tài liệu hướng dẫn.

4. Tôi quan tâm đến việc bản thân chăm sóc đôi giày của mình tốt như thế nào.

1. Tôi nhanh chóng cảm thấy thất vọng và cần mọi việc phải được làm ngay.

2. Tôi không sẵn sàng chi tiền cho các dụng cụ giúp việc sửa chữa dễ dàng hơn.

3. Tôi sẽ chỉ sử dụng bất cứ thứ gì có sẵn ngay cả khi nó có thể không đúng.

4. Tôi muốn có giày để đi, nhưng không muốn dành thời gian để chăm sóc chúng.

Quyết định tầm quan trọng của đôi giày bằng cách hình dung bạn trải qua quá trình sửa giày. Nghĩ đến thành công và thất bại, sau đó bạn sẽ biết được mình đã sẵn sàng đầu tư vào việc sửa chữa giày dép hay chưa.

>> Xem thêm: Hướng dẫn ngăn ngừa và loại bỏ nấm mốc ở giày

>> Xem thêm: Hướng dẫn cơ bản để phục hồi giày thể thao

>> Xem thêm: Custom giày Crocs như thế nào | Hướng dẫn chi tiết

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

TRẢI NGHIỆM NGAY

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay