Vệ sinh giày sneaker: những kiến thức cơ bản mà bạn nào cũng phải nắm

Đội ngũ Extrim | 10.04.2023
Hãy đọc tiếp bài viết này để trang bị những kiến thức cơ bản nhất về chăm sóc và vệ sinh giày sneaker nhé.Hẳn là ai trong chúng ta cũng đang sở hữu ít nhất 2-3 đôi giày sneaker phải không? Sneaker vừa mang tính tiện lợi, thoải mái lại còn là món đồ thời trang thể hiện phong cách, cá tính riêng của từng cá nhân nên bất cứ bạn trẻ nào cũng sẽ quan tâm đến. Nhưng ở nước ta với khí hậu nhiệt đới và nắng mưa thất thường, kèm theo việc xe máy là phương tiện di chuyển chính, những đôi giày sneaker yêu thích của chúng ta thường rất dễ dính bẩn và bụi bặm.Mùa dịch này chắc hẳn chúng ta không có cơ hội sử dụng nhiều đến sneaker. Vậy thì cũng đừng để những đôi giày của mình phải xếp xó bụi bặm hoặc nằm quá lâu trong tủ giày. Hãy tận dụng thời gian này để chăm sóc những đôi sneaker của bạn để đảm bảo chúng luôn sạch và đẹp, không hư hỏng sẵn sàng cho khi dịch được kiểm soát nhé.

1. Biết rõ về chất liệu trước khi vệ sinh giày Sneaker

Giày sneaker hiện nay được cấu tạo từ rất nhiều chất liệu khác nhau, thậm chí một đôi giày hoàn toàn có thể được làm từ nhiều hơn 4 loại chất liệu. Vì tùy mỗi chất liệu khác nhau sẽ có những cách vệ sinh và chăm sóc riêng biệt, có loại chất tẩy rửa phù hợp khác nhau nên bạn cần nắm rõ để tránh việc có thể tự tay làm hỏng giày của mình.

  • Vải Canvas – Chất liệu chủ đạo của các dòng giày Vans – Converse. Vải canvas có tính chất rất bền nhưng rất dễ bị dính bẩn, tuy vậy nhưng đây là chất liệu dễ làm sạch. Bạn có thể giặt giày sneaker làm từ chất liệu này tại nhà khá đơn giản.
  • Vải lưới – Chất liệu cũng khá phổ biến, mang đến cảm giác thoải mái. Cũng là một loại vải dễ dính bẩn nhưng cũng dễ để làm sạch.
  • Cao su – Một chất liệu khá bền và dễ làm sạch với các vết dính bẩn thông thường. Tuy nhiên rất khó vệ sinh nếu dính một số loại hóa chất.
  • Da – Thoải mái và phong cách, nhưng quá trình làm sạch khá phức tạp và khá dễ hỏng nếu làm sai.
  • Da lộn – Đây là chất liệu rất thời trang nhưng cực kỳ dễ dính bẩn và khó vệ sinh, dễ làm hỏng giày. Tốt nhất với chất liệu này bạn nên hạn chế để giày bẩn hoặc nên sử dụng dịch vụ Phủ Nano cho giày.

Trên đây là các loại chất liệu chính của giày sneaker. Khi bạn đã biết rõ và có thể phân biệt từng chất liệu rồi thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc làm sạch cho đôi sneaker của mình.

Biết rõ về chất liệu trước khi vệ sinh giày Sneaker

2. Cách vệ sinh giày sneaker tại nhà đúng chuẩn dịch vụ

Cách vệ sinh giày sneaker tại nhà đúng chuẩn dịch vụ

Bước 1: Tháo dây giày

Dây giày cần được tháo rời để vệ sinh riêng cũng như để bạn có thể vệ sinh kỹ từng ngóc ngách trong đôi giày của mình.

Bước 2: Làm sạch các vết bẩn khô, vết đất và bụi.

Trước khi làm sạch với nước bạn nên làm sạch khô bằng cách dùng bàn chải mềm để làm sạch bụi bặm bám quanh giày và đế giày. Việc này sẽ tránh các vết bẩn này lem ra khi tiếp xúc với nước, ngấm sâu vào giày và làm việc vệ sinh của bạn phức tạp hơn.

Bước 3: Sử dụng một loại sản phẩm tẩy rửa phù hợp với chất liệu.

Bạn nên sử dụng sản phẩm vệ sinh giày chuyên dụng và phù hợp với chất liệu đôi sneaker của mình để đạt hiểu quả làm sạch tốt nhất. Các sản phẩm làm sạch dành cho giày sneaker thường có ở dạng xà phòng hoặc chai xịt. Bạn nên sử dụng những bàn chải cứng cho những đôi sneaker da hoặc vải canvas. Dùng bàn chải mềm hơn cho da lộn và vải lưới.Pha dung dịch với nước rồi thoa lên giày hoặc xịt trực tiếp lên giày tùy theo sản phẩm bạn sử dụng. Sau đó dùng loại bản chải phù hợp chà lên bề mặt giày theo chiều xoay tròn cho đến khi cảm thấy vết bẩn được làm sạch hẳn.

Chà bên trong giày và làm sạch lại với nước nếu cần tùy theo loại sản phẩm tẩy rửa bạn sử dụng.

Bước 4: Phơi khô

Khi vệ sinh tại nhà, bạn tuyệt đối không sử dụng máy sấy tóc gia dụng hoặc chức năng sấy của máy giặt, máy sấy quần áo để sấy khô giày. Việc làm này có thể tiễn đôi sneaker yêu dấu của bạn đi xa vì nhiệt độ cao không phù hợp có thể làm giày của bạn gặp một số vấn đề về keo dán, nứt da, hỏng logo hoặc thậm chí là hư form. Cũng không được phơi giày sneaker ngoài nắng trực tiếp, sẽ làm phai màu giày và nứt form.

Tốt nhất bạn hãy lau khô giày hết mức có thể, quấn giày trong một lớp giấy vệ sinh và phơi dưới nắng nhẹ, thoáng gió hoặc sử dụng máy quạt trong điều kiện cần thiết.

Bước 5: Cất giữ sneaker cẩn thận

Sau khi giày khô hoàn toàn hoặc lâu ngày không sử dụng. Bạn nên cất chúng trong hộp giày của chính chúng hoặc sử dụng tủ giày chuyên dụng có nắp đậy để tránh việc côn trùng và bụi bặm ghé thăm. Sử dụng thêm long não để đuổi côn trùng và túi hút ẩm nhé. Tủ giày nếu là loại trong suốt thì nên được để ở nơi không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

3. Các mẹo và lưu ý để giày Sneaker được sử dụng bền lâu và ở trạng thái tốt nhất

Luôn mang tất: 

  • Việc đi giày không đi tất sẽ vừa lại hại chân bạn, vừa làm hại giày. Khi bạn đi chân trần sẽ sẽ khiến cho màu giày ở phía trong bạc và mất màu nhanh hơn. Còn làm cho bạn có khả năng bị hôi chân và giày cũng sẽ ám mùi.Trong trường hợp outfit của bạn cần mang sneaker theo phong cách sockless, hãy chuẩn bị sẵn cho mình vài đôi tất cổ ngắn nhé.

Sử dụng các dịch vụ bảo vệ cho giày sneaker: 

  • Hiện nay có khá nhiều dịch vụ nâng cấp, bảo vệ cho giày sneaker mà bạn có thể tham khảo. Ví dụ như: phủ nano chống nước, dán đế 3M, dán đế topy, đế vibram,... bạn có thể sử dụng để việc vệ sinh đôi sneaker đơn giản hơn nhiều nhé. Đôi Vans của mình sau khi phủ nano tại Extrim chỉ cần lau nhẹ là sạch các vết bẩn cơ bản.

Sử dụng các dịch vụ chuyên sâu với các đôi giày nhiều chất liệu hoặc với các vết bẩn không thể làm sạch tại nhà. 

  • Với một số đôi giày đặc biệt có nhiều chi tiết và chất liệu, tốt nhất bạn nên sử dụng dịch vụ vệ sinh tại các cơ sở dịch vụ chuyên nghiệp để tránh làm hỏng giày hoặc làm các vết bẩn trở nên khó vệ sinh hơn.
  • Có một số vết bẩn/chất liệu giày bạn không thể làm sạch được tại nhà ( đế ultra boost là một ví dụ) thì bạn hãy sử dụng dịch vụ chuyên dụng nhé. Các cơ sở chuyên nghiệp với kiến thức và trang thiết bị đầy đủ sẽ làm việc này giúp bạn.

Trên đây là những kiến thức về chăm sóc và vệ sinh giày sneaker khá đơn giản mà hiệu quả bạn có thể áp dụng. Hy vọng Extrim đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể chăm sóc cho đôi giày sneaker của mình luôn trong trạng thái tốt nhất. Còn nếu bạn không có thời gian hoặc muốn giày của mình được chăm sóc chuyên nghiệp nhất, NHẮN TIN NGAY với "Spa cho giày" Extrim nhé.
ThienBT - Tổng hợp và biên tập.

> Xem Thêm: Nguyên nhân giày vải bị ố và xử lý bằng cách nhuộm thân giày

> Xem thêm: Cách vệ sinh giày vải đúng chuẩn

> Xem thêm: Tuyệt chiêu vệ sinh giày cao gót như mới

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

TRẢI NGHIỆM NGAY



BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay