1. Sneakerhead là gì?
Mỗi người đều có những sở thích riêng. Người thích nuôi cá, người yêu cây cảnh, người thích sưu tầm lego,...Và trong giới yêu giày cũng có một thuật ngữ mang tên “seakerhead”. Đây là cụm từ chỉ những người có niềm đam mê bất tận dành cho sneaker hay giày sportwears. Là những người chuyên sưu tầm sneaker với bộ sưu tập đồ sộ. Với họ sneaker là một sở thích đặc biệt và họ không ngại chi số tiền khổng lồ để sở hữu những đôi sneaker phiên bản giới hạn, những đôi giày họ yêu thích.
Số lượng giày của những sneakerhead chính hiệu lên đến vài trăm đôi giày là điều quá đỗi bình thường, với họ con số đó chưa bao giờ là đủ và không ngừng tăng theo năm tháng.
Họ yêu giày, yêu tất cả những thứ liên quan đến giày. Họ cũng là người sở hữu lượng kiến thức rộng lớn về giày. Từ lịch sử hình thành, chất liệu giày, đánh giá về các loại giày. Những sneakerhead dành thời để gian để nghiên cứu và tìm tòi mọi thứ về giày. Chỉ cần cầm một đôi giày và họ có thể say sưa nói mọi thứ về chúng một cách tràn đầy nhiệt huyết.
Hiện nay top sneakerhead, youtuber nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến một số cái tên có sức ảnh hưởng trong cộng đồng như: Fabo Nguyễn, Duyệt Fashion, Benjamin Tran,…
2. Đôi nét về lịch sử hình thành sneakerhead
Bạn đã nghe qua cụm từ sneakerhead rất nhiều lần. Bạn hiểu về sneakerhead nhưng bạn đã biết nguồn gốc của thuật ngữ này hay chưa? Thật tế văn hoá sưu tầm giày đã bắt đầu từ thập niên 70 ở các nước phương Tây. Vào thời điểm đó, nền văn hoá hip hop và B-boy đang rất thịnh hành. Bên cạnh quần áo thì sneakers chính là điểm nhấn trong phong cách của mỗi B-boy. Và ngay nay những người sưu tầm giày được gọi với một cái tên khác là sneakerhead.
Bên cạnh đó một trong những lí do đẩy mạnh trào lưu sưu tầm giày không thể không nhắc đến thương hiệu Nike. Chính Nike đã thiết kế giày bóng rổ cho huyền thoại Michael Jordan vào năm 1985. Michael Jordan là thần tượng cùa giới trẻ thời bấy giờ. Khi nhìn thấy thần tượng mình xuất hiện của đôi sneaker Nike Air Jordan người hâm mô đã lập tức đổ xô đi tìm săn bằng được đôi giày này. Kể từ đó, sneaker bùng nổ và vẫn duy trì được độ hot cho đến tận ngày nay. Số lượng người tham gia cộng đồng sneakerhead ngày càng đông. Và họ là người sở hữu những đôi giày giá trị mà không phải ai cũng có được.
3. Các yếu tố cần có để trở thành một sneakerhead
Tài chính
Một thực tế là nếu muốn trở thành một sneakerhead mà bạn không có đủ tài chính thì chắc chắn không thể nào trở thành người sưu tầm giày được. Dù là một đôi giày bình thường hay đôi giày phiên bản giới hạn thì bạn cũng cần phải chi một số tiền kha khá để sở hữu chúng. Tài chính là yếu tố rất cần và quan trọng trong hành trình trở thành một sneakerhead chính hiệu.
Kiến thức
Người yêu giày, sưu tầm giày cần có lượng kiến thức đủ rộng am hiểu về giày. Về thương hiệu, mẫu mã, thiết kế, phân biệt giày chính hãng và giày nhái. Ý nghĩa của những đôi giày, cách chăm sóc giày và bảo quản chúng để có thể lưu giữ giày lâu nhất có thể.
Tình yêu
Dù bước vào con đường sưu tầm bất cứ thứ gì thì tình yêu và niềm đam mê chính là yếu tố cần thiết. Nếu không có đủ tình yêu mãnh liệt dành cho giày, không có đủ thời gian dành cho những đôi “sneaker” thì bạn rất khó để chinh phục con đường trở thành sneakerhead. Có những người ăn, ngủ, đi chơi,..làm bất cứ điều gì cũng nghĩ đến giày. Giày giống như người bạn luôn đồng hành cùng họ. Giày chính là niềm vui, niềm yêu thích mỗi khi nghĩ đến, nó khiến bạn vui vẻ và sống hết mình vì đam mê.
4. Reseller có phải là sneakerhead không?
Reseller là những người chuyên săn lùng mua giày. Họ sở hữu những đôi giày đặc biệt, phiên bản giới hạn, độc đáo sau đó bán lại với mức giá cao hơn cho những người muốn sở hữu. Còn sneakerhead là những người không chỉ yêu giày, đam mê sưu tầm số lượng lớn giày mình yêu thích, thiết kế ấn tượng mà còn không ngừng nâng cao kiến thức về thế giới giày sneaker.
Nhưng cũng có những người vừa là reseller vừa là sneakerhead nhưng reseller ít hơn. Một sneakerhead chân chính thì việc trao đổi, mua bán giày diễn ra giúp họ duy trì niềm đam mê sưu tầm giày.
Lời kết
Qua bài viết trên bạn thấy mình có phải là một sneakerhead không? Hay là một người mới đang trước ngưỡng cửa muốn trở thành một sneakerhead nhưng còn nhiều băn khoăn. Nếu bạn đã có đam mê thì không gì là không thể. Cứ mạnh dạn sống với đam mê của mình nhé!
>>> Xem thêm Từ điển nhập môn cho sneakerhead: early pair sneakers là gì ?
>>> Xem thêm 12 mẹo vệ sinh giày và bảo quản giày cực hay mà sneakerhead không nên bỏ qua
>>> Xem thêm Fila Disruptor ii và những điều có thể bạn chưa biết