1. Ngâm giày trong nước xà phòng
Nước luôn là kẻ thù không đội trời chung với tất cả các đôi giày từ đắt tiền cho đến bình dân, mà lại còn nước xà phòng thì đảm bảo là tác hại nhân đôi. Đế giày và thân giày thường được gắn kết với nhau bằng keo. Hầu hết các loại keo này đều sẽ kỵ nước, 1 số loại keo có gốc Methylene Chloride còn kỵ cả xà phòng. Việc bạn ngâm giày trong nước xà phòng quá lâu sẽ khiến lớp keo bị mất tác dụng, lâu dài sẽ làm đế giày bị bong ra.
2. Sử dụng nước giặt, chất tẩy mạnh
Tùy vào các chất liệu khác nhau mà sẽ có các chất tẩy rửa phù hợp để hiệu quả làm sạch được tốt nhất. Việc các bạn dùng nước giặt, chất tẩy cho quần áo để vệ sinh giày dễ làm phai màu chất liệu, giày nhanh bị bạc màu và sờn cũ. Một số loại hóa chất tẩy mạnh còn có thể làm giày bị lem màu. Trường hơp này bạn sẽ không có cách nào để cứu đôi giày thân yêu ngoài việc nhuộm lại thân giày.
Tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào lên đôi giày của mình. Hoặc nếu thấy quá mất thời gian thì bạn có thể chọn cách đơn giản hơn là tìm hiểu dịch vụ vệ sinh giày tại đây nhé.
3. Dùng bàn chải, dụng cụ cứng
Nếu các bạn cứ sử dụng bàn chải giặt quần áo để vệ sinh giày thì xin chúc mừng, bạn sẽ sớm có một đôi giày mới. Các loại bàn chải thông dụng trong gia đình đều luôn có một lớp lông dày và cứng hoàn toàn không thích hợp cho việc vệ sinh giày. Sử dụng nhiều lần sẽ làm giày của bạn sớm phai và bạc màu, thậm chí là tróc logo và các chi tiết trang trí.
Bàn chải đánh răng lông mềm là một lựa chọn phù hợp hơn, nhưng sẽ hơi mất thời gian vì bề mặt bàn chải đánh răng rất nhỏ.
4. Phơi giày trực tiếp dưới nắng gắt hoặc dùng máy sấy trực tiếp
Nếu nước là kẻ thù trực tiếp của các loại giày thì nhiệt độ cao cũng chẳng được yêu thích chút nào. Với quần áo chúng ta có thể lộn ngược mặt trong ra để phơi thì giày lại không thể làm được như vậy. Bạn sẽ nhận ra giày bị bạc màu, bay màu thấy rõ chỉ sau vài lần phơi dưới trời nắng trực tiếp.
Một mẹo nhỏ để phơi giày nhanh khô và bảo quản giày tốt là bạn hãy dùng giấy báo hoặc khăn giấy, giấy vệ sinh quấn kín giày khi phơi nhé. Giấy sẽ vừa bảo quản vệ giày trước nắng trực tiếp, vừa hút ẩm giúp giày nhanh khô và thơm tho hơn nhiều đấy.
Dùng máy sấy để làm giày mau khô là một lựa chọn không tồi, nhất là trong những ngày mưa này. Nhưng đấy là với máy sấy chuyên dụng tại các cơ sở chuyên nghiệp chứ không phải bằng máy sấy tóc ở nhà bạn. Dùng máy sấy tóc cho giày với nhiệt độ không phù hợp sẽ làm giày bị bạc màu, thậm chí sẽ tệ hơn rất nhiều nếu hư form và chảy keo.
5. Dùng kem đánh răng, baking soda để vệ sinh giày
Đây là lẽ là lỗi sai phổ biến nhất khi vệ sinh giày tại nhà. Nhiều trang báo, trang tin và fanpage không chuyên chia sẽ mẹo này như một phương pháp thần kỳ làm rất nhiều bạn hiểu sai. Trên thực tế phản hồi của nhiều người, kem đánh răng là nguyên nhân làm cho giày vải bị bạc màu. Còn baking soda nếu không được sử dụng với một tỉ lệ phù hợp và làm sạch hoàn toàn khỏi giày sẽ là nguyên nhân làm đôi giày bạn bị ố vàng. Thế nên bạn hãy tìm hiểu kỹ và áp dụng đúng cách tùy trước hợp nhé.
6. Vệ sinh giày thể thao vải bằng máy giặt
Vâng nếu đọc đến đây và bạn nhận ra bản thân từng làm như vậy thì chắc hẳn là bạn khá lười. Nhưng cũng đừng buồn vì bất ngờ là số lượng người từng làm việc này không hề nhỏ tí nào đâu nha. Dù là chất liệu giày là vải nhưng bạn cũng không thể dùng máy giặt để giặt giày như giặt quần áo đâu. Máy giặt với tốc độ quay cao sẽ khiến giày bị hỏng form nghiêm trọng đấy.
Trên đây là các lỗi thường gặp nhất khi tự vệ sinh giày tại nhà mà ai cũng từng mắc ít nhất là một lỗi. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tránh được các sai lầm có thể làm hỏng đôi giày của mình nhé. Còn nếu bạn thấy việc vệ sinh giày tại nhà quá phức tạp và bạn không có nhiều thời gian thì có thể sử dụng dịch vụ tại Đây nha.
Xem thêm:
Hướng dẫn bảo quản và vệ sinh giày da sáp tại nhà ai cũng có thể làm được
Những sai lầm khi chăm sóc giày khiến giày mau hư và ố vàng
Giặt giày thể thao trắng tinh chỉ trong 1 phút không nên bỏ qua
(Tổng hợp và Biên soạn: Huỳnh Thiện)