Cách vệ sinh giày da bị ẩm mốc

Đội ngũ Extrim | 22.03.2023
Extrim
Nấm mốc là một tình trạng dễ gặp phải ở giày da. Nếu không biết cách xử lý, nấm mốc phát triển sẽ làm hại bề mặt da lâu dài, làm mất màu da. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách vệ sinh và chăm sóc giày khi bị nấm mốc nhé.

Đôi khi, những món đồ xa xỉ và sang trọng như giày da lại thường dễ bị nấm mốc tấn công nếu bạn để chúng ở những nơi ẩm ướt và có nhiệt độ cao. Chỉ cần một đốm mốc nhỏ là đủ để khiến bạn phải hối tiếc vì bảo quản không đúng cách. Vậy nên việc vệ sinh giày để loại bỏ mốc là rất cần thiết. Nếu vấn đề không được giải quyết nhanh gọn, nấm mốc phát triển có thể làm hại  bề mặt da lâu dài, làm mất màu của da trắng, và thậm chí còn nhanh chóng lan ra tới những vật dụng khác nữa.

1. Tần suất vệ sinh giày da

Cứ mỗi năm hai lần (ví dụ như vào những lúc bạn cần phải đổi tủ đựng giày cho hợp với thời tiết), bạn hãy đem những đôi giày da từ tủ chứa qua những chỗ sáng hơn để soi xem liệu có dấu hiệu bị ẩm mốc nào không. Nếu có, hãy tiến hành vệ sinh giày theo hướng dẫn bên dưới. Một lời khuyên nhỏ là bạn nên dành ra một buổi chiều cho việc vệ sinh giày ẩm mốc, vì có thể bạn cần phải dọn dẹp luôn cả khu vực xung quanh chỗ đựng giày nếu ẩm mốc lây lan tới những đồ vật khác.

Cách để loại bỏ nấm mốc trên giày da

2. Bạn cần những gì để vệ sinh giày da?

Thiết bị/ Dụng cụ

  • Bàn chải lông mềm
  • Máy hút bụi
  • Xô/ chậu
  • Quạt cây ( không bắt buộc)

Vật liệu

  • Saddle soap (Xà phòng chuyên dụng cho đồ da) hoặc chất tẩy rửa nhẹ
  • Thuốc tẩy clo
  • Cồn (isopropyl alcohol)
  • Dầu dưỡng da
  • Khăn giấy
  • Tăm bông
  • Vải sạch hoặc bọt biển
  • Thuốc tẩy Oxi (không bắt buộc)

3. Các bước vệ sinh giày da

Các dụng cụ và vật liệu bạn cần chuẩn bị để vệ sinh giày da

Cách vệ sinh giày tại nhà

Chất tẩy rửa

Xà phòng chuyên dụng cho đồ da hoặc chất tẩy rửa nhẹ

Nhiệt độ nước

Ấm

Chu trình vệ sinh

Không dùng máy giặt

Chu trình làm khô

Không dùng máy sấy

Yêu cầu đặc biệt

Vệ sinh ngoài trời

Thiết đặt bàn là

Không là ủi

Bước 1: Mang mọi thứ ra ngoài trời

Để ngăn ngừa nấm mốc lây lan khắp nhà, bạn hãy đem những đôi giày đã bị mốc ra ngoài trời trong bước làm sạch đầu tiên. Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm hoặc một miếng vải khô để chải bớt đám mốc ẩm và bụi bẩn.

Nếu những đôi giày của bạn được đựng trong hộp các tông thì hãy vứt những chiếc hộp này đi. Còn nếu cất trong túi vải thì hãy giặt túi với nước nóng, sau đó sấy khô bằng nhiệt độ cao để triệt tiêu những đám mốc này. Với túi nhựa thì nên được làm sạch bằng 1 ly thuốc tẩy clo hòa với 1/4 ly nước, sau đó thì phơi khô ngoài nắng.

Tiếp đó, hãy lôi hết đồ đạc trong tủ đựng giày hoặc khu vực đặt để những vật bị mốc ra ngoài và hút sạch bụi kỹ càng. Bạn cũng nên vệ sinh tường (và sàn nhà, nếu sàn không trải thảm) bằng chất tẩy rửa và nước và chờ các chỗ này khô ráo hoàn toàn trước khi sử dụng lại.

Bước 2: Diệt mốc

Dùng 1 ca sạch, trộn nước lạnh và cồn (isopropyl alcohol) với tỉ lệ 1 : 1. Dùng 1 miếng vải trắng sạch nhúng vào hỗn hợp và lau sạch phần da và dùng 1 cây tăm bông để lau sạch các kẽ hở.

Cuối cùng lau da bằng 1 miếng vải đã thấm nước ẩm. Sau đó để cho giày tự khô, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng. Nhét thêm giấy sạch để giúp giày giữ form. Đừng dùng giấy báo nếu bạn không muốn bị dính mực lên tất và chân nhé.

Bước 3: Vệ sinh giày ở bề mặt

Cách vệ sinh giày da bị ẩm mốc

Dùng 1 ca nhựa nhỏ hoặc 1 xô, trộn chất tẩy mốc hoặc xà phòng chuyên dụng cho đồ da với nước ấm. Lấy 1 miếng vải sạch hoặc bọt biển, lau sạch tất cả bề mặt da và giả da (đừng quên phần bên trong đôi giày nhé). Dùng riêng 1 miếng vải thấm nước để lau đi phần xà phòng còn lại.

Bước 4: Làm khô

Phơi khô bằng cách treo giày lên giàn phơi chắc chắn hoặc phơi trên mặt đất. Không phơi ở chỗ gần tiếp xúc trực tiếp với nhiệt hoặc ánh nắng mặt trời vì điều này có thể làm da bị mất màu. Tốt hơn hết là hãy dùng một cây quạt đứng để làm khô nhanh hơn.

Bước 5: Dưỡng da

Da là một sản phẩm tự nhiên có dầu ở trên bề mặt để tránh nứt gãy. Khi các đôi giày bằng da đã hoàn toàn khô ráo, dùng dầu dưỡng da để chúng được trở lại trạng thái mềm như ban đầu. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên các chai dưỡng da trước khi dùng.

4. Cách bảo quản đồ da

Để ngăn nấm mốc mọc lại trên da, chú ý nhiệt độ, không khí, và độ ẩm nơi tủ chứa và cố gắng giữ mọi thứ thật sạch. Để hạn chế nấm mốc, giảm độ ẩm trong nhà bằng máy hút ẩm, nền chống thấm nước hoặc chống thấm những nơi ẩm và tăng cường điều hòa không khí. Bất kỳ đôi giày da nào bị dính đồ ăn hoặc bùn đều là mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển của nấm mốc.

5. Xử lý vết bẩn trên giày da bị nấm mốc

Nếu một đôi giày da có lớp lót vải có thể tháo rời, hãy loại bỏ mọi vết nấm mốc. Sau khi lớp lót khô hoàn toàn, xử lý vết thâm bằng dung dịch tẩy oxy già và nước theo phương pháp sau. Sử dụng 1 ca phi kim, trộn 2 muỗng canh thuốc tẩy oxy khô (ví dụ: OxiClean, Nellie's All-Natural Oxygen Brightener, hoặc OXO Brite) với 1 cốc nước. Chấm dung dịch lên các khu vực bị ố vàng, để yên ít nhất một giờ hoặc lâu hơn. Tiếp theo, dùng một miếng vải sạch nhúng vào nước để làm bọt biển và chà sạch chỗ bẩn, sau đó để khô trong không khí. Lưu ý không để dung dịch bắn trực tiếp lên da giày vì nó có thể gây hại cho lớp sơn ngoài cùng. Lặp lại cho đến khi da đã đều màu.

Cách vệ sinh giày da bị ẩm mốc - Dưỡng da để giúp da giày mềm mịn như ban đầu
Dưỡng da để giúp da giày mềm mịn như ban đầu

Nếu bạn vẫn thấy vết mốc sau khi đã vệ sinh giày, hãy dùng một miếng vải sạch nhúng dung dịch nước và cồn với tỉ lệ bằng nhau và chà lên vết mốc. Chà theo chuyển động tròn, sau đó dùng khăn ẩm sạch khác để làm sạch. Để giày khô hoàn toàn trong không khí.

6. Mẹo làm sạch giày da bị mốc

  • Nếu bạn phát hiện ra mùi ẩm mốc sau khi giày da đã được làm sạch, hãy thử phơi chúng ra ngoài trời.
  • Một cách khác để khử mùi ẩm mốc là cho các đôi giày vào hộp nhựa với túi hút mùi hoặc hộp đựng baking soda. Để hộp kín trong một tuần sẽ giúp loại bỏ hết mùi.
  • Để loại bỏ nấm mốc trên ủng da lộn hoặc da cừu, hãy dùng bàn chải có lông mềm để lược bỏ bớt vết mốc, sau đó vệ sinh chúng thật kỹ.

Nếu bạn không có thời gian vệ sinh giày da ngay tại nhà, hãy chọn dịch vụ Bảo dưỡng giày da tại Extrim – Cửa hàng chăm sóc giày hàng đầu TP.HCM. Extrim cam kết sử dụng 100% sản phẩm cao cấp từ hãng Saphir chuyên dành cho giày da. Giày tây sẽ được chăm sóc chuyên sâu 6 bước: làm sạch, dưỡng ẩm da, đánh xi, phục hồi form giày, diệt khuẩn khử mùi và tạo hương thơm. Tham khảo chi tiết thông tin dịch vụ tại đây.

Extrim sử dụng 100% sản phẩm cao cấp từ hãng Saphir chuyên dành cho giày da

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được cách vệ sinh và chăm sóc giày da khi giày bị nấm mốc. Đây là một trường hợp rất dễ gặp ở giày, để hạn chế chúng bạn nên bảo quản giày ở nơi khô ráo và thường xuyên vệ sinh giày nhé!

Xem thêm một số mẹo chăm sóc và bảo quản giày da:

>> Bảo quản giày da đúng cách

>> Cách phục hồi giày da cũ: Ý tưởng tự làm dễ dàng và nhanh chóng tại nhà

>> Mẹo chăm sóc giày da lộn đơn giản tại nhà nhưng đúng chuẩn Salon 

 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

TRẢI NGHIỆM NGAY

BÌNH LUẬN

icon_zaloicon_zaloicon_zalo