Dường như có vẻ không có gì quá nghiêm trọng, nhưng khi bạn thử một đôi giày Oxford hoặc một mẫu giày tây nào đó mà cảm thấy chúng quá rộng, thì thực tế là khá phiền phức. Điều này có thể gây khó khăn trong việc di chuyển, thu hút sự chú ý không mong muốn, và tạo ra một vẻ ngoại hình không chỉnh tề. Hơn nữa, nếu bạn tiếp tục mang chúng trong thời gian dài, có thể dẫn đến việc gãy da ở phần gót giày.
Nguyên nhân của tình trạng tuột gót giày
Có 2 nguyên nhân chính cho tình trạng này là:
- Giày quá rộng so với chân
- Phần gót giày khá cứng và bóng láng, không ôm khít chân
Cách khắc phục tình trạng tuột gót giày
Đối với những đôi giày rộng
Đầu tiên, không có cách khắc phục nào tốt bằng việc ngăn chặn điều này xảy ra. Khi mua giày, hãy thử chúng kỹ để đảm bảo kích thước giày vừa vặn với chân của bạn. Điều này giúp ngăn chặn việc mua đôi giày quá rộng so với kích thước chân. Hãy thử giày vào buổi trưa hoặc chiều, khi chân của bạn không bị sưng. Tránh thử giày sau khi vừa hoạt động hoặc đứng, ngồi lâu, vì điều này có thể làm chân sưng lên. Để kiểm tra độ vừa vặn của giày, sau khi mang vào, bạn có thể nhét thêm một ngón trỏ vào. Điều này giúp bạn cảm nhận nếu chúng vừa vặn và không quá rộng.
Tuy vậy, chúng tôi ở đây để giúp bạn khắc phục những trường hợp “lỡ” sở hữu một đôi giày rộng. Có thể do được tặng, mua online, mua nhầm size, mua giày mang trong thời gian sưng to hơn bình thường,... và bây giờ bạn có một đôi giày quá khổ so với chân, bị tuột gót mỗi khi mang. Đừng lo, hãy thử những cách sau:
- Buộc chặt dây giày: Để tránh tình trạng tuột gót giày, bạn có thể buộc dây giày chặt hơn. Đúng vậy, với những đôi giày có dây, sau khi mang chúng vào, hãy ngồi xuống và điều chỉnh từng mắc buộc của dây giày cẩn thận. Điều này giúp giày siết chặt vào chân bạn hơn và hạn chế tình trạng tuột gót.
- Dùng thêm dây đeo giữ giày: Hãy tìm mua những loại dây quai này và dùng chung với đôi giày rộng của mình nhé!
- Mang vớ dày: Nếu bạn đang mang những đôi vớ mỏng với giày rộng, hay đổi thành những đôi vớ dày dặn hơn.Dù cảm giác có thể hơi hầm bí hơn một chút, hoặc phải thay toàn bộ đôi vớ, điều này vẫn là một cách ổn để giải quyết tình trạng này, thay vì phải bỏ đi đôi giày mà bạn yêu thích hoặc mua đôi giày mới.
- Chèn thêm miếng lót giày: Nếu vấn đề về đôi giày của bạn không nằm ở chiều dài mà là ở phần trên quá rộng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng 1 đến 2 miếng lót giày để khắc phục tình trạng này. Điều này giúp làm cho phần thân trên của giày ôm chặt hơn chân của bạn và giảm nguy cơ tuột gót.
- Sử dụng những miếng độn giày: có nhiều loại miếng lót khác nhau có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng khi đôi giày quá rộng và gây tuột gót. Miếng lót phần lòng bàn chân, miếng lót dán vào gót giày, miếng lót cho 2 bên thân trên của giày, hoặc miếng lót chèn vào mũi giày đều có thể giúp cải thiện sự ôm khít và thoải mái khi mang giày. Lựa chọn loại miếng lót phù hợp với tình trạng cụ thể của đôi giày của bạn có thể làm cho việc đi lại trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn tình trạng tuột gót.
- Nhờ đến thợ sửa giày: Những người thợ có thể sẽ biết nên làm gì để giúp cho đôi giày của bạn bớt rộng đấy
Đối với những đôi giày có phần đế cứng/láng
- Hãy kiên nhẫn mang một thời gian, phần da giày sẽ mềm mại và ôm khít hơn
- Dùng băng dính hai mặt: Bạn có thể dán băng dính vào phần nhượng chân nơi tiếp xúc với phần gót bị tuột. Băng dính sẽ giúp gót chân dính vào gót giày. Hoặc bạn có thể dán băng dính vào gót giày làm giảm độ trơn láng của phần gót giày mới cũng khá hiệu quả.
Tóm lại, cố gắng lựa đúng đôi giày vừa chân ngay từ đầu, nếu không, bạn hãy thử áp dụng những phương pháp sau để khắc phục nhé! Chúc bạn sẽ không còn phải muộn phiền vì những đôi giày bị tuột chân mỗi khi mang vào.
Xem thêm:
4 cách sửa giày bị gãy mũi hiệu quả 100%
5 cách đơn giản nhất để loại bỏ nếp nhăn trên giày giúp giày phẳng phiu như mới