1. Phục hồi giày bị gãy mũi
Giày bị nhăn, bị gãy mũi là vấn đề rất thường gặp. Những nếp nhăn, vết gãy mũi đó lại nổi bần bận. Khiến cho đôi giày của bạn trở nên kém thẩm mỹ, bạn cảm thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu giày lại bị như thế?
Nguyên nhân
Nguyên nhân xuất phát từ quá trình vận động, di chuyển quá mạnh. Giày bị uốn cong quá mức như ngồi xổm, đá mạnh vào vật gì đó sẽ khiến cho mũi giày bị nhăn, gãy. Khi để lâu ngày kết hợp sử dụng nhiều càng ngày mũi giày sẽ bị uốn cong gãy khúc.
Cách khắc phục
Bạn cần chuẩn bị:
Một bàn ủi
Một chiếc khăn lông
Vải/giấy báo
Cách thực hiện như sau:
Nhét giấy báo hoặc vải vào trong giày, nhét càng nhiều càng tốt, nhớ nhồi giấy thật chặt nhé. Phần mũi giày càng căng càng hiệu quả.
Lấy khăn bông nhúng nước sau đó vắt ráo. Đặt chiếc khăn lên mũi giày, ngay vị trí bị nhăn gãy trước đó.
Bàn ủi vặn ở nhiệt độ cao nhất. Sau đó là qua lại trên mũi giày. Không nên để bàn ủi tại một vị trí quá lâu vì điều đó có thể làm cho giày bị hỏng. Bạn hãy ủi vài giây rồi nghỉ, sau đó ủi tiếp. Chỉ cần vài phút giày bạn sẽ được khôi phục lại trạng thái nguyên vẹn, vết nhăn hay gãy mũi sẽ không còn nữa. Tuy nhiên với trường hợp giày cũ, mũi giày gãy đã lâu thì quá trình phục hồi cần nhiều thời gian để ủi hơn. Đây là cách sửa mũi giày bị gãy khá đơn giản nhưng cực kì hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng thành công.
Mẹo bảo quản tránh giày gãy mũi
Để hạn chế tình trạng nhăn da, giãy mũi hãy dùng shoetree cho giày. Sau mỗi lần mang bạn hãy nhét shoetree vào giày. Shoetree vừa có chức năng giữ dáng cho giày mà còn giảm nếp nhăn đáng kể.
2. Cách sửa giày bị tróc da
Nguyên nhân
Vệ sinh, bảo quản giày sai cách. Sử dụng dung dịch có độ tẩy mạnh để vệ sinh giày, dùng dụng cụ không đúng, bàn chải cứng làm lớp da bị trầy xước, bào mòn, bong tróc. Ngoài ra có thể do sử dụng giày quá nhiều, va vấp giày vào vật cứng dẫn đến tình trạng xước da.
Giày bị ẩm. Giày ẩm ướt trong thời gian dài, không được làm khô kịp thời, ngâm giày trong nước sẽ khiến cho lớp da dễ bị bong tróc.
Giày tiếp xúc với nhiệt độ cao. Phơi giày dưới nắng gắt hoặc dùng máy sấy tóc để hong khô giày. Da gặp nhiệt độ cao sẽ dễ bị biến dạng, mất dáng, bong tróc.
Cách khắc phục
Để sửa giày bị tróc da ta có thể dùng xi và sơn móng tay. Đây là cách thực hiện đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Bạn cần chuẩn bị:
Một lọ xi đánh giày (cùng màu giày)
Chai sơn móng tay (không màu hoặc cùng màu giày)
Chai cồn 70 độ
Bàn chải đánh giày
Khăn mềm
Cách làm như sau:
Nhúng khăn mềm vào một ít cồn. Sau đó lau lên bề mặt giày da. Bước này nhằm để loại bỏ bụi bẩn, làm sạch bề mặt của giày.
Thoa một lượng vừa phải xi lên toàn bộ bề mặt của giày. Bước này hãy làm cẩn thận và tỉ mĩ để che vết tróc trên da giày. Sau do dùng bàn chải đánh lên bề mặt giày cho đến khi bạn thấy xi đã phủ đều màu lên giày da của bạn.
Tiếp theo bạn lấy sơn móng tay cũng thoa lên giày và thao tác làm như trên.
Để giày nơi thoáng mát, sau đó dùng khăn khô thấm một ít nước lau lại một lần nữa qua bề mặt của giày. Vậy là vết bong tróc trên giày da đã biến mất.
3. Cách sửa giày bị rách
Nguyên nhân
Sau khi mang một thời gian dài thì đôi giày bạn đang mang chắc chắn sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Trầy xước, mòn đế, ố vàng ...và giày bị rách cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân có thể do đôi giày đã quá cũ, chất liệu không còn bền nữa. Cũng có thể do va vấp vào đâu đó khi bạn di chuyển làm cho giày bị rách.
Cách khắc phục
Bạn không muốn bỏ đi đôi giày, bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng hay giữ lại làm kỉ niệm. Một số mẹo sửa giày rách như sau.
Dùng sticker
Với những vết rách trên diện rộng, hay vết rách dạng thủng lỗ rất khó để may lại mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và nguyên vẹn cho đôi giày. Cách đơn giản nhất là bạn mua những mẫu sticker yêu thích về sau đó dán hoặc dùng chỉ may để cố định hình dán. Cách này vừa dễ làm mà lại tạo điểm khác biệt trên đôi của bạn. Sử dụng hình dán cho cả 2 chiếc giày để trông cân xứng và đẹp mắt hơn.
Xem thêm: Sửa giày tại nhà cần những gì | Hướng dẫn chi tiết
Dùng keo
Đối với những vết rách nhỏ trên giày có thể dùng keo chuyên dụng để dán lại. Quét một lớp keo lên chỗ bị rách. Chất lỏng trong keo dính sẽ làm chỗ bị rách liên kết lại với nhau. Để khô keo, sau đó lặp lại quy trình này 3 - 4 lần cho đến khi bạn thấy chúng đã chắc chắn. Và cuối cùng là loại bỏ phần keo thừa.
Sáng tạo cho giày
Đối với những vết rách sau khi may vẫn để lộ đường chỉ, làm giày kém thẩm mỹ. Hãy dùng bút vẽ chuyên dụng, màu chuyên dụng hoặc thêu lên giày. Bạn có thể tuỳ ý vẽ, sáng tạo bất cứ hình nào bạn thích lên đôi giày. Đây cũng là cách sửa giày converse bị rách, giày vans...những loại giày vải rất hiệu quả. Cách này vừa hữu dụng, vừa che đi vết rách mà lại tạo điểm nhấn khác biệt cho giày.
4. Sửa giày chật thành rộng
Nếu chẳng may mua một đôi giày chật hơn size chân một chút, nhưng éo le là bạn không thể đổi được. Vậy làm sao để cứu vãn tình hình đây? Rất đơn giản.
Bạn cần chuẩn bị:
Một máy sấy tóc
Một đôi tất
Cách làm như sau:
Mang một đôi tất dày hoặc mang nhiều tất, sau đó mang giày vào.
Dùng máy sấy hơ xung quanh đôi giày. Nhớ vặn ở nhiệt độ vừa phải và kiểm soát chúng để giày không bị hỏng. Vừa hơ kết hợp cử động chân để đôi giày giãn ra. Cuối cùng thì mang giày khi không có tất. Đôi giày của bạn đã rộng hơn rồi đấy.
Lưu ý: cách này không áp dụng cho giày sneaker, đặc biệt giày da lộn. Vì nhiệt độ của máy sấy tóc sẽ làm mất dáng và hư giày.
Với những mẹo nhỏ trên đây bạn có thể áp dụng để tự sửa giày tại nhà. Tuy nhiên nếu chưa tự tin và muốn đảm bảo tính an toàn cho giày hơn. Bạn có thể mang giày đến các cơ sở sửa giày dép. Tuy nhiên hãy lựa chọn những nơi uy tín bạn nhé.
Xem thêm:
Top 5 cách sửa giày dép tại nhà nhanh chóng hiệu quả nhất
6 cách đơn giản để sửa giày rộng thành chật
Cách sửa giày bị hở đế mà không cần dùng keo dán đế giày thể thao