1. Một số loại giày leo núi phổ biến
Có nhiều kiểu giày leo núi và để có hiệu suất tốt nhất, loại giày và địa hình - hai yếu tố này phải phù hợp với nhau. Giày leo núi thể thao, leo núi nhân tạo, leo núi truyền thống khá khác biệt. Giày được thiết kế để leo qua những tảng đá sẽ gây đau đớn và kém hiệu quả khi leo phiến đá.
Tương tự, một đôi giày đế bằng và cứng để leo phiến đá sẽ trở nên cồng kềnh và vô dụng khi cố gắng móc ngón chân vào để giữ thăng bằng trên địa hình dốc. Bất kể bạn đang treo người trên một tảng đá, đang đặt thiết bị hay móc dây, móc chốt, tảng đá sẽ quyết định kiểu giày của bạn hơn là loại hình leo núi. Leo trên đá granite khác với leo trên đá sa thạch, khác với đá vôi, đá thạch anh và đá bazan,...Khi hiểu rõ về địa hình bạn sẽ chọn mua giày giày leo núi phù hợp. Thử nghiệm một loạt giày leo núi ở Joshua Tree
Giày leo núi truyền thống
Leo núi truyền thống thường diễn ra ở những vách núi từ dốc đến thẳng đứng, và thường phải bám thật chắc vào các vết nứt. Vì thế, giày leo núi đế bằng - còn được nghĩ đến như là đôi giày vạn năng. Hoặc giày không có đế cong xuống - là những mẫu có hiệu quảt hàng đầu.
Những đôi giày này thường thoải mái hơn là những đôi giày cong xuống. Nhưng thoải mái không nhất thiết phải ảnh hưởng đến hiệu suất. Có một vài đôi giày đế để leo núi dốc, đòi hỏi kỹ thuật cao và leo phiến đá (ví dụ như đôi La Sportiva TC Pro).
Hãy tìm mua loại giày leo núi:
Có đế ít dốc hoặc bằng phẳng hẳn.
Đế giữa cứng, vừa vặn thoải mái, ít cao su ở gót chân/ngón chân. Bảo vệ mắt cá chân chắc chắn và thường phải có dây buộc.
Đối với những vách đá thẳng đứng mà chỉ có đường nứt mỏng. Mẫu giày như đôi La Sportiva Katana Lace sẽ có hiệu suất tốt hơn hẳn so với đôi TC Pro vừa nặng nề vừa rườm rà.
Giày thể thao
Đối với leo núi thể thao trên vách núi thẳng đứng hoặc ít thẳng đứng hơn. Bạn có thể trụ được bằng một đôi giày cứng có độ dốc đế vừa phải. Các loại giày leo núi này thường có đặc điểm chung là đế có viền chắc chắn, lót gót giày ôm sát kiểu slingshot, và dây giày hoặc khóa Velcro.
Một số dòng giày Extrim gợi ý cho bạn là La Sportiva Otaki, La Sportiva Testarossa và Scarpa Boostic. Đối với leo núi thể thao nhưng dốc hơn. Ví dụ những nơi được tìm thấy ở Kalymnos, the Red hoặc cả trong phòng tập gym).
Giày leo núi nhân tạo
Giày leo núi nhân tạo trong nhà và ngoài trời đều có đặc điểm đặc trưng là giày có độ cong lớn, có mảnh cao su lớn ở ngón chân, có độ mềm. Có lót gót giày tròn cao su và khóa lại (thường là dép dẻo với một dây khóa Velcro).
Ví dụ như đôi Scarpa Instinct VS phù hợp trên vách núi dốc, khi bám vào vách bằng ngón chân, gót chân và dính vào những vết cắt nhỏ xíu trên các bức tường nhô ra. Loại giày này thường có kích thước vừa sát nên có lẽ không thoải mái khi đi nhiều hơn một hay hai phút.
Nếu bạn mới bắt đầu leo núi nhân tạo đặc biệt là ở trong nhà như đôi Scarpa Vapor V hoặc La Sportiva Tarantula. Bạn có thể chọn mua đôi giày leo núi nào đó mềm hơn khi kỹ thuật của bạn đã cải thiện.
Giày leo núi trong phòng tập
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu trong phòng tập, lời khuyên tốt nhất là đảm bảo giày của bạn thoải mái. Lời khuyên thứ hai là hãy mua một đôi giày dành cho người mới tập (hoặc giày cũ cũng được) cho đến khi bạn chắc chắn bản thân sẽ gắn bó lâu dài với môn thể thao này. Cuối cùng, khóa Velcro trong phòng tập, nơi bạn rất có thể sẽ cởi giày giữa các chặng leo hoặc khi đang trụ lại. Các mẫu như đôi Black Diamond Momentum và La Sportiva Tarantulace là những đôi tuyệt vời để bắt đầu.
Mặt khác, nếu bạn đang thử thách giới hạn bản thân ở trong nhà hãy tìm giày có cao su mềm (đôi Vibram XS Grip 2 là một ví dụ). Các mẫu giày như đôi La Sportiva Skwama và Five Ten Hiangle là lựa chọn tuyệt vời.
2. Độ cong của giày leo núi
Chúng ta đã sử dụng thuật ngữ “downturn” (độ cong xuống) để chỉ đặc điểm đáng chú ý nhất của giày leo núi. Về bản chất, downturn định nghĩa độ cong của đế giày, từ dáng quả chuối (rất cong) đến phẳng. Giày càng cong xuống, ngón chân bạn càng có lực để kéo và bám vào các gờ nhỏ, nhưng chân bạn lại ít có thể nghỉ ở tư thế tự nhiên hơn.
Giày càng cong xuống thì càng tốt ở những vách đá dốc và giày phẳng thì phù hợp những địa hình thẳng đứng đến ít thẳng đứng hơn.
3. Độ mềm và cứng
Độ cứng và mềm ở mỗi loại giày leo núi còn tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Có nhiều nhà leo núi trong nhà thích giày siêu mềm như đôi La Sportiva Solution hay kể cả đôi Solution Comp. Những người khác thích các mẫu cứng hơn như là đôi Butora Acro hoặc Scarpa Instinct VS. Những người leo núi truyền thống cũng vậy - đôi TC Pro thì quá phổ biến, như những đôi dép giống đôi Evolv Rave cũng vậy.
Giày cứng nâng đỡ bàn chân tốt hơn. Nếu bạn mới bước vào chơi môn thể thao này, đảm bảo bạn sẽ muốn bắt đầu với một đôi cứng hoặc hơi cứng cho đến khi chân mình khỏe hơn. Giày mềm thì nhạy và linh hoạt hơn. Và chân bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều mới có thể tự đứng được vững.
Chưa hết, hãy xem phần tiếp theo nhé Những lưu ý khi chọn giày leo núi phù hợp và an toàn (P.2)
Xem thêm
>>> Review top 5 giày leo núi giá rẻ, an toàn bán chạy nhất hiện nay