Tất tần tật những điều bạn ước mình biết trước khi bắt tay vào sửa giày

Đội ngũ Extrim | 16.04.2023
Extrim
Bạn có thể tự sửa chữa giày của mình hoặc đến gặp một thợ sửa giày chuyên nghiệp. Tự sửa chữa giày có thể giúp bạn tiết kiệm kha khá, đồng thời tạo cơ hội cho bạn học hỏi nhiều điều. Thợ sửa giày chuyên nghiệp thường sẽ tốn tiền hơn, nhưng họ sẽ sửa tốt hơn và đôi khi còn kèm theo bảo hành.

Đôi khi, giày của chúng ta cần được sửa chữa do bị trầy xước mất thẩm mỹ hoặc đế cao su bị rớt ra khiến chúng ta không đi được. Khi giày bị rớt đế, cách xử lý tốt nhất là dùng một loại keo dán giày nào đó.

1. Tại Sao Bạn Nên Sửa Giày?

Nếu bạn rất thích đôi giày của mình, có lẽ bạn sẽ muốn sửa chữa nó. Hãy nhớ rằng việc này hơi tốn thời gian nhưng vô cùng xứng đáng. Bạn sẽ cảm thấy tự hào về bản thân vì có thể sửa lại và sử dụng tiếp đôi giày đẹp đẽ đắt tiền của mình. Bạn vừa có thể thể hiện rằng mình rất tháo vát, vừa tiết kiệm được một khoản kha khá.

Có lẽ bạn sẽ muốn sửa chữa đôi giày bạn mang thường xuyên. Những đôi này thường bị mòn đế, đứt dây, rớt gót, và bạn hoàn toàn có thể tự sửa chúng một cách nhanh chóng mà không mất nhiều tiền.

Nếu bạn không mang giày thường xuyên, và chúng không khiến bạn thoải mái, tốt nhất là nên quyên góp, tái chế hoặc quăng chúng đi.
1. Tại Sao Bạn Nên Sửa Giày?

Tiền bạc

Một trong những thứ dễ sửa nhất là thay dây giày và sửa những chỗ bị sờn. Chắc bạn thà tốn mười phút sửa giày hơn là tốn tiền mua giày mới.

Thời gian

Sửa giày sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, vì khi mua giày mới bạn sẽ phải tốn giờ nghiên cứu tìm hiểu, đi ra cửa hàng, thử giày, và nhiều khi phải trả lại vì đôi giày đó không phù hợp với tiêu chí của bạn.

2. Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Việc Tự Sửa Giày

Ưu điểmHạn chế
  • Sửa chữa có thể ít tốn tiền hơn là mua giày mới. 
  • Nhiều khi bạn có thể nhanh chóng sửa giày của mình. 
  • Bạn có thể học thêm một kỹ năng để dành cho sau này. 
  • Bạn không cần tốn giờ và tốn tiền để mua một đôi giày mới.
  • Học cách sửa giày có thể khá tốn thời gian, hơn nữa bạn còn phải kiên nhẫn.
  • Bạn có thể sửa không được đẹp như thợ chuyên nghiệp.
  • Bạn có thể khiến đôi giày của mình trông xấu hơn, hoặc không thể sử dụng được nữa.
  • Có thể bạn sẽ không kiếm được đủ dụng cụ để sửa chữa.

3. Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Việc Đem Giày Ra Tiệm Để Sửa

Ưu điểmHạn chế
  • Có thể rẻ hơn là mua một đôi giày mới.
  • Thợ sửa chuyên nghiệp hơn và đôi giày trông đẹp hơn.
  • Bạn không cần lo lắng về việc tự sửa hoặc mua đôi mới.
  • Bạn có thể tham khảo các trang đánh giá trên mạng để biết trước chất lượng tay nghề của họ.
  • Bạn sẽ phải đợi vài ngày mới có giày.
  • Giá có thể mắc hơn so với khoản tiền bạn dự tính.
  • Có thể bạn sẽ không chỉnh sửa được theo ý mình.
  • Giá có thể mắc hơn so với việc mua một đôi giày mới.
Sửa giày

Ngân Sách

Chỉ cần xem lại số dư tài khoản hoặc nhìn vào ví tiền là bạn sẽ biết được liệu mình có nên sửa giày hay không. Mua giày chất lượng cao sẽ đảm bảo rằng chúng mang được lâu hơn. Nhưng khoản tiền phải trả cộng với chi phí bảo dưỡng hằng tháng có thể trở nên quá sức đối với nhiều người.

Hãy kiểm tra lại tủ giày của bạn và xác định xem đôi nào bạn sẽ giữ, bán lại, quyên góp, hay sử dụng trong tương lai. Bạn có thể quyết định mua giày mới, tân trang lại đôi giày của mình, hay nghĩ xem bạn muốn sử dụng nó vào việc gì trong tương lai.

4. Khi Nào Bạn Nên Chia Tay Đôi Giày Của Mình?

Một đôi giày tốt giống như một khoản đầu tư vậy. Nó có thể vẫn còn giá trị hoặc có giá hơn theo thời gian. Nếu ban đầu bạn tốn một khoản kha khá để mua giày, bạn sẽ muốn cân nhắc xem hiện nay đôi giày này có còn giá trị không.

Nếu đôi giày vẫn còn giá trị và bạn thích nó, có lẽ bạn sẽ muốn giữ nó lại và sửa chữa nó khi cần.

Mặt khác, nếu giày bạn bán lại không được bao nhiêu tiền, và sửa chữa còn tốn hơn phân nửa giá trị đôi giày, tốt hơn là bạn nên quyên góp nó. Bỏ nó đi trong trường hợp không còn ai sử dụng được nó nữa.

GiữCho đi
  • Nếu đôi giày vẫn còn giá trị. Thông thường những đôi giày mắc tiền sẽ vẫn có giá.
  • Nếu bạn rất thích đôi giày và không quan tâm đến tiền sửa chữa.
  • Nếu đôi giày có thể được sửa một cách dễ dàng.
  • Nếu bạn sử dụng chúng thường xuyên vì một lý do nào đó.
  • Nếu bạn không còn thích đôi giày, hãy bán lại nếu nó vẫn còn có giá trị.
  • Khi đôi giày khiến bạn đau chân.
  • Nếu tiền sửa giày bằng hơn phân nửa tiền mua giày, có lẽ bạn nên bán lại hoặc quyên góp nó.
  • Nếu bạn không hề đụng đến hoặc hiếm khi sử dụng nó.


Khi Nào Bạn Nên Chia Tay Đôi Giày Của Mình?

5. Hướng dẫn sửa giày với các lỗi đơn giản

Khi mới bắt đầu tự sửa giày, bạn nên làm những việc đơn giản nhất. Bạn có thể tham khảo những công việc sửa chữa đơn giản mất chưa đến 10 phút.

Công Việc Sửa Chữa Mất Chưa Đến 10 Phút

Thay Dây Giày

  • Đây là một việc khá đơn giản. Đếm số lỗ xâu dây trên đôi giày và tháo dây giày ra. Đo độ dài sợi dây bằng cả centimetre (cm) và inch (“). Nếu cả hai sợi dây đều hư, bạn sẽ phải đoán xem chúng dài bao nhiêu.
  • Sau đó mua một cặp dây giày mới trên mạng hoặc ngoài tiệm. Nhìn bao bì và xác định độ dài phù hợp. Luồn dây giày mới vào.
  • Ngoài ra bạn có thể giữ lại dây giày và đổi cách thắt dây để vừa với giày của bạn. Nếu đầu dây bị mòn, hãy quấn băng keo phần đầu để vừa với lỗ xỏ hoặc mua miếng bịt đầu dây giày.

Các cách sửa dây giày

  • Lấy băng keo quấn chặt phần đầu dây bị sờn.
  • Bôi keo sữa vào phần đầu dây bị sờn. Quấn chỉ may thật chặt quanh phần đầu. Cắt chỉ và để dây giày khô keo.
  • Một cách khác là cắt phần đầu dây bị sờn và gắn ống co nhiệt cùng màu với đầu dây bên kia. Sau đó dùng máy sấy sấy cho đến khi nó co lại.
  • Thắt dây giày theo kiểu khác có thể giúp ăn gian độ dài dây giày.

Thay mặt gót giày cao gót

  • Xác định xem mặt gót giày cần được thay hay cả phần gót đã bị hư. Nếu phần gót bị hư, có lẽ bạn sẽ không sửa được nó, trừ khi phần gót chỉ bị rớt ra khỏi đế giày.
  • Mua một bộ mặt gót giày thay thế. Dùng kềm kéo mặt gót cũ và phần kim loại ra. Bạn có thể dùng kềm mũi nhọn hoặc các loại kềm khác.
  • Tìm loại mặt gót thay thế vừa khít với gót giày và không bị lung lay.
  • Cẩn thận dùng búa đóng vào nếu cần. Đảm bảo rằng mặt gót không bị méo sau khi bạn đóng vào.

Gắn Lại Gót Giày Cao Gót

  • Nếu gót giày của bạn bị rớt khỏi đế, bạn có thể gắn nó lại với keo dán giày thật chắc. Tìm hiểu loại keo dính thật chắc và làm theo hướng dẫn để dán lên giày.
  • Đảm bảo rằng phần đế và gót đều sạch sẽ trước khi dán.
  • Bôi keo lên cả phần gót và đế giày, trừ khi người ta hướng dẫn cách khác.
  • Canh phần gót vừa khít với phần đế và chậm rãi áp chúng vào với nhau, đảm bảo rằng phần gót không bị méo.
  • Bạn có thể sẽ phải giữ chặt một lúc để keo dính khô lại. Sử dụng một cái bàn kẹp để đảm bảo rằng phần gót khít với phần đế.(Còn nếu đôi giày cao gót của bạn làm bạn khó chịu và đau chân, hãy mua một đôi khác thoải mái hơn. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền sau này.)

Sửa Giày Bị Thủng Lỗ

  • Nếu đế giày bị thủng, hãy dùng keo dán giày Shoe Goo hoặc các sản phẩm tương tự để trám lỗ thủng.
  • Sử dụng băng dính hoặc sản phẩm tương tự ở mặt còn lại để keo dán không dính vào đế trong của đôi giày.
  • Sử dụng một cái bay nhỏ hoặc một miếng bìa cứng gạt phần keo để trám nó vào lỗ thủng trên đế.————————————————————————————————————–
    Để vá một lỗ thủng trên thân giày, hãy thử miếng vá ủi.
  • Lau sạch bề mặt vải cần vá. Giữ nó khô ráo.
  • Cắt phần vải bị sờn xung quanh lỗ thủng. Nếu cần, hãy cắt miếng vá cho vừa với lỗ thủng và ướm thử vào chỗ cần vá.
  • Nhét giấy báo hoặc cây giữ form giày vào trong và phủ một tấm vải lên miếng vá trước khi ủi.
  • Cách tấm vải, ủi miếng vá lên thân giày ở nhiệt độ cao, trừ khi giày của bạn làm bằng chất liệu mỏng. Di bàn ủi khoảng 4-5 lần và kiểm tra miếng vá.
  • Tiếp tục làm động tác này cho đến khi miếng vá dính chặt trên giày.

Sửa Quai Giày Bị Đứt

  • Quai giày bị đứt khá khó sửa trừ khi bạn chịu khó may nó lại.
  • Kiểm tra xem liệu phần quai còn dính lại bao nhiêu. Nó cần phải đủ dài để gắn lại vào vị trí cũ.
  • Sử dụng keo dán giày dạng lỏng để bôi lên phần quai và di chuyển nó về vị trí cũ. Sau khi bôi keo lên cả hai đầu quai giày, hãy đảm bảo rằng bạn không dán lố phần quai tiếp xúc với thân giày.
  • Sử dụng một dụng cụ có đầu nhọn, như tua vít hoặc nhíp để gắn quai vào phần tiếp xúc với thân giày.
  • Giữ chặt phần vừa dán vào theo thời gian hướng dẫn trên chai keo. Có thể bạn sẽ cần một cái bàn kẹp hoặc vật nặng để giữ phần quai vừa được dán.

Sửa Dép Xỏ Ngón

  • Nếu một bên quai dép xỏ ngón bị đứt, bạn vẫn có thể cứu nó bằng một vòng đệm cao su.
  • Nhét đầu quai vào lỗ xỏ trên dép. Luồn đầu quai qua một vòng đệm vừa khít với nó. Cách này sẽ giúp quai dép không rớt ra lần nữa.


Hướng dẫn sửa giày với các lỗi đơn giản

6. Hướng dẫn sửa các trường hợp giày hư hỏng nặng

Những công việc sửa giày thường tốn giờ hơn và có nhiều công đoạn hơn. Nếu bạn khéo tay và muốn tiết kiệm tiền, đây là một cách tốt để thỏa mãn mong muốn tự tay làm hết của bạn.

Hầu hết keo dán đế giày đều sẽ bung ra sau một thời gian dài sử dụng. Đế giày sẽ rớt ra và cần phải dán lại.

Sửa Giày Trong 10 Phút Hơn

Sửa Đế Giày Bị Bung:

  • Kiểm tra mức độ bung của đế. Từ từ lật phần đế lên để xem phần keo còn dính vào đến đâu. Lấy bàn chải chà sạch phần đế và phần thân giày.
  • Dán băng keo xung quanh phần cần dán. Giống như họa sĩ dán băng keo lên những phần họ không muốn tô màu, bạn cần bảo vệ phần trên của đôi giày khỏi bị dính keo.
  • Sử dụng cọ vẽ, bàn chải hoặc một dụng cụ chuyên dụng để bôi keo lên phần đế và thân giày.
  • Trên thị trường có rất nhiều loại keo dán, vì vậy hãy chọn loại keo dán giày phù hợp với bạn. Làm theo hướng dẫn của chai keo.
  • Bạn sẽ cần dùng lực đè lên giày để đảm bảo phần đế hoàn toàn dính chặt vào thân giày. Bạn có thể sử dụng vật nặng, kẹp, hoặc những dụng cụ khác.
  • Dùng khăn giấy lau sạch phần keo thừa sau khi phần đế đã dính vào thân. Đợi một thời gian.
  • Tháo băng keo và gỡ phần keo thừa ra, sau đó kiểm tra xem đế giày đã dính chặt hay chưa.

Thay Phần Đế Cao Su Của Giày Cao Gót:

  • Nếu phần đế cao su của giày cao gót bị mòn hoặc long ra, hãy thay nó bằng một đế cao su mới.
  • Đo chiều dài, chiều rộng và độ dày của đế cao su. Tìm phần đế vừa khít hoặc to hơn đế của bạn một chút. Bạn có thể cắt phần thừa nếu cần.
  • Gỡ phần đế cao su cũ ra. Phần này có thể bao phủ một phần hoặc toàn bộ đế giày.
  • Dùng giấy nhám chà hết bề mặt đế giày để nó bằng phẳng. Sử dụng keo dán theo chỉ dẫn.
  • Hãy nhớ dùng lực ép phần đế lại để dính chặt khi keo khô.
  • Lau phần keo thừa và dùng dao rọc giấy cẩn thận cắt phần cao su thừa ra.
  • Nếu phần cao su hơi dày, dùng giấy nhám chà lên cho mỏng bớt, hoặc sử dụng máy mài theo hình dáng đôi giày. Hãy cẩn thận thực hiện để có kết quả tốt nhất.

Thay Nguyên Đế Giày:

  • Thay nguyên phần đế cao su hoặc đế da thường tốn thời gian hơn và cần phải tỉ mỉ hơn. Hãy kiểm tra xem phần đế được may lại hay dán vào. (Đôi khi những mũi may đế giày chỉ là hoạt tiết trang trí. Để nhận ra mũi may thật, bạn thường có thể kiểm tra xem liệu mũi may có xuyên qua hết phần đế hay không.)
  • Nếu đế giày bị bung keo, bạn có thể mua đế thay thế dán vào, miễn là đôi giày không bị hư quá nhiều hoặc rơi ra từng phần.
  • Nếu đế giày được may vào, bạn có thể tự may đế mới hoặc đem ra tiệm sửa giày chuyên nghiệp. May đế giày là kỹ thuật đòi hỏi trình độ cao và công sức nhiều. Bạn sẽ phải chọn giữa đế da và đế cao su. Bạn cũng cần dụng cụ may và dụng cụ cắt đế nếu không có miếng thay thế cắt sẵn.
  • Một cách khác là dán miếng đế mỏng lên trên phần đế da cũ. Cách này sẽ ít tốn thời gian hơn.
  • Trước khi gỡ đế ra, bạn sẽ phải gỡ phần gót ra trước. Gỡ phần đế cao su hoặc đế da mỏng bao quanh phần gót trước nếu có.
  • Sau đó tìm và gỡ đinh đóng ra. Kềm bấm móng sẽ hiệu quả nhất. Hãy cẩn thận khi gỡ gót giày ra vì một vài phần gót được làm từ chất liệu như bìa cứng.
  • Để thay đế da, cắt bỏ hết chỉ may xung quanh để gỡ phần đế cũ ra. Cẩn thận những mũi may gần phần gót. Bạn nên dùng dao chiết ghép để cắt mũi may ở phần mép giữa đế và gót giày.
  • Sau khi gỡ đế giày ra, bạn sẽ thấy phần gỗ xốp được dán bên trong. Lấy hết phần gỗ xốp dưới gót ra, và cẩn thận dán miếng gỗ xốp mới vào.
  • Sau khi nó đã khô, bạn cần dùng giấy nhám đánh lên để nó vừa với phần gót giày.
  • Tiếp theo, trét keo lên đế và gót giày theo hướng dẫn. Đặt phần đế lên và đợi cho keo khô.
  • Cắt phần da thừa xung quanh mép giày. Bạn có thể dùng dao chiết ghép hoặc dao cắt da cho công đoạn này.
  • Giờ bạn có thể bắt đầu may phần đế vào thân giày. Sử dụng một cái dùi và lần theo lỗ xâu có sẵn hoặc sử dụng máy may giày.
  • Sử dụng giấy nhám để đảm bảo rằng phần đế tiếp xúc với thân giày bằng phẳng.
  • Sử dụng đinh để gắn phần gót vào thân giày. Căn chỉnh trước khi đóng.
  • Bạn cũng có thể dùng keo để dán gót. Làm chậm rãi để các mép vừa khít với phần thân. Lau phần keo dư ra.

Sửa Da Giày Bị Rách: 

  • Bạn sẽ cần một bộ dụng cụ sửa đồ da để sửa vết rách trên giày da. Nếu bạn không có dụng cụ, bạn có thể dùng keo trong.
  • Đặt một miếng vải mỏng vào bên trong vết rách và dán lại hoặc chèn giấy báo thật chặt để cố định vết rách.
  • Dán phần mép da và phần da bên trong gần miếng vải. Sử dụng một cái bay nhỏ hoặc dao nhựa cẩn thận miết mép da xuống và ép chúng lại với nhau.
  • Đợi keo khô và gỡ giấy báo ra. Phần da sẽ bằng phẳng và hy vọng sẽ dính lại với nhau.


7. Sửa Chữa Giày - Yêu Thích Hoặc Bỏ Qua

Tự sửa giày sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền và được tiếp tục sử dụng đôi giày bạn yêu thích. Nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Hãy tự hỏi xem bạn có sẵn sàng bỏ ra thời gian, công sức, tiền bạc để sửa giày hay không trước khi bắt tay vào làm.

Ngay cả sửa chữa lặt vặt cũng có thể khiến bạn bực bội và tự hỏi tại sao bạn lại làm việc này. Để có kết quả tốt nhất, hãy chuẩn bị kỹ càng cho mọi thứ. Chắc chắn rằng bạn có đủ dụng cụ và vật liệu để thực hiện suôn sẻ.

Đó là lý do những thợ sửa giày chuyên nghiệp làm rất nhẹ nhàng. Cần phải có đúng dụng cụ và quen tay hay làm. Vì vậy nếu bạn sẵn sàng thử thách bản thân, hãy thử tự sửa giày.

Bạn muốn tự sửa giày hay không là quyền của bạn, nhưng những lý do sau đây có thể giúp bạn lựa chọn.

Thích nóBỏ qua nó
  • Tôi thích làm thủ công và kiên nhẫn dành thời gian để tỉ mỉ làm mọi công đoạn.
  • Tôi có dụng cụ hoặc sẽ mua dụng cụ để sửa giày đúng cách và đơn giản hơn.
  • Tôi mua đúng vật liệu cần thiết, và sẵn sàng lùng tìm chúng cho bằng được.
  • Tôi quan tâm đến việc chăm sóc giày của mình.
  • Tôi dễ nổi nóng và không có kiên nhẫn.
  • Tôi không muốn bỏ tiền ra mua những dụng cụ cần để sửa chữa.
  • Tôi sẽ dùng bất cứ thứ gì sẵn có mặc dù nó không phù hợp.
  • Tôi chỉ muốn mang giày mà không muốn bỏ thời gian chăm sóc chúng.


Sửa Chữa Giày - Yêu Thích Hoặc Bỏ Qua

Nếu bạn yêu đôi giày của mình, có lẽ bạn nên đầu tư thời gian và công sức để tự sửa hoặc đem ra tiệm sửa.

Nếu bạn không quan tâm lắm đến giày của mình, có lẽ bạn sẽ không thích sửa giày hoặc bỏ ra tiền bạc và thời gian đem ra tiệm.

Hãy xem xét tầm quan trọng của đôi giày bằng cách tưởng tượng bạn đang thực hiện từng công đoạn, lúc thành công lúc thất bại. Lúc đó bạn sẽ biết liệu mình có sẵn sàng bỏ ra tiền bạc, công sức và thời gian để sửa chữa giày hay không.

8. Câu Hỏi Liên Quan

Sửa giày ở tiệm thường tốn bao nhiêu tiền?

Tai Extrim, có rất nhiều dịch vụ sửa chữa giày để bạn lựa chọn cho phù hợp với tình trạng của đôi giày. Tùy vào dịch vụ sẽ có giá khác nhau: vá thân giày, khâu may đế giày, thay đế giày,… chi phí sửa chữa chỉ từ 149.000 vnd. Những công việc sửa chữa đơn giản sẽ ít tốn kém hơn, còn nếu phải thay mới sẽ tốn nhiều tiền hơn.

Tôi có thể tự sửa giày thể thao tại nhà không?

Nếu giày bạn là giày đinh, bạn có thể dùng keo dán giày dán lại phần đế bị long ra. Hãy nhớ sử dụng bàn kẹp, lau phần keo thừa và đợi cho keo khô. Nếu bạn không có keo dán giày, hãy thử dùng keo siêu dính, hợp chất PU, keo silicon sealant dùng trong xây dựng hay thậm chí keo dán bình thường.

Xem thêm:

13 Mẹo chăm sóc giày giúp cuộc sống dễ dàng hơn

Sửa giày tại nhà cần những gì | Hướng dẫn chi tiết

Mẹo sửa giày tại nhà cực hay ai cũng nên biết

(Biên tập: Thanh Tuyền)

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

icon_zaloicon_zaloicon_zalo