Những điều bạn cần biết về dán đế giày thể thao

Đội ngũ Extrim | 15.03.2023
Extrim
Một đôi giày thể thao gồm hai bộ phận chính đó là đế giày và thân giày. Hai phần này tách nhau hoàn toàn và được gắn kết với nhau bằng lớp keo ở giữa. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, phần kết dính của keo bị kém đi, hai phần của giày bị bong ra. Hoặc cũng do thời gian sử dụng, phần đế bị mòn đi và hỏng. Nhưng thay vì vứt bỏ đôi đôi giày yêu quý bạn có thể tìm cách dán đế giày thể thao lại cho chắc chắn.

1. Trường hợp có thể dán đế giày thể thao

Thường giày cần dán đế giày thuộc 3 trường hợp sau đây. Nếu giày của bạn thuộc một trong 3 trường hợp cụ thể như sau:

1.1. Trường hợp đế giày bị hở hẳn ra

Đây là trường hợp cần dán đế giày phổ biến nhất. Do thời gian sử dụng, chất lượng keo đã giảm dần và lão hoá. Phần thân giày và đế giày tách ra do phần keo giày đã hết tác dụng bám dính. Bạn thấy vết keo bị khô đi, dù bạn cố ấn mạnh thì phần thân và đế lại sẽ bung ra. Đây là trường hợp mà đa số mọi người đều gặp trong quá trình sử dụng giày.

truong_hop_pho_bien_can_dan_de_gia_1925bc4401.jpeg (700×467)

Trường hợp cần dán giày phổ biến nhất đó là đế giày bị hở hẳn ra

Vị trí bong keo phổ biến là mũi giày, gót giày, 2 bên má của giày. Khi vết hở còn nhỏ nếu không dán kịp thời thì phần đế chắc chắn sẽ rời ra hoàn toàn. Vậy chúng ta nên dán đế giày để phần thân và đế dính chặt lại. Khôi phục lại cấu trúc như mới của đôi giày. Đây cũng là cách sửa chữa giày đơn giản bạn có thể tự thực hiện tại nhà.

1.2. Trường hợp đế giày không hề bị hở, nhưng bị mòn quá mức

Lúc này phương pháp dán đế giày cũng hữu ích nhưng khác với trường hợp 1. Chúng ta cần có thêm miếng đế giày mới để thay thế miếng đế giày cũ đã bị mòn. Sau khi thay đế bạn sẽ thấy đôi giày với chất lượng đế như lúc mới mua. Chính vì vậy, khi đi đôi giày mới thay đế, bạn cảm nhận được sự chắc chắn và an toàn. Đế mới có độ bám và chống trơn trượt tốt hơn. Keo mới dán nên đế càng chắc chắn hơn, thời gian sử dụng kéo dài hơn.

Trường hợp thứ 2 sẽ khó thực hiện hơn do cần chuẩn bị phần đế giày phù hợp. Phần đế giày cần phải cùng kiểu dáng, kích cỡ với loại đế giày cũ. Nếu không, nó không sẽ không ăn khớp với phần thân giày, không thể dán keo được. Nếu như bạn đã tìm mua được loại đế giày ưng ý thì có thể tiến hành dán đế giày thể thao tại nhà. Nếu như không mua được, bạn có thể đặt dịch vụ dán đế giày tại Extrim để tiết kiệm thời gian.

>> Xem thêm: Cách sửa giày bị bung keo, hở đế

1.3. Trường hợp thứ 3 là dán đế giày để bảo vệ đế

Đây không phải là do giày bong keo hay đế bào mòn rồi dán. Trường hợp này là chủ sở hữu những đôi giày thể thao đắt tiền. Họ muốn dán sẵn một lớp cao su để lót đế dày. Điều này đảm bảo cho đế giày không trực tiếp bị bào mòn vì được bảo vệ.

Đa phần là những đôi giày dùng thường xuyên được dán đế để giảm hao mòn. Tuy nhiên khi dán thêm một lớp đế đôi giày có đôi chút khó đi hơn ban đầu. Đối với giày dùng để chơi thể thao thì không nên dán. Đặc biệt giày dùng để chơi bóng đá tuyệt đối không nên dán, vì khi chơi bóng đá giày cần độ ma sát rất cao.

>> Xem thêm: Các loại keo dán đế giày chất lượng, uy tín

2. Các bước dán đế giày tại nhà

dan_keo_de_giay_1_63db512025.jpeg (700×394)

Dán đế giày cho 3 trường hợp trên thực ra không quá khó nếu bạn thực hiện đúng các bước. Tham khảo theo các bước sau đây:

Bước 1: Làm sạch bề mặt thân giày và đế giày cần dán. Đảm bảo bề mặt cần dán không có bụi bẩn và được khô ráo.

Bước 2: Dùng bông tăm hoặc que gỗ phết một lớp keo mỏng lên cả 2 bề mặt cần dán. Lưu ý không nên tùy tiện dùng tay phết keo, như vậy keo sẽ dính và làm hại da tay.

Bước 3: Để nguyên tình trạng đế giày. Chờ khoảng 3 phút cho dung môi trong keo bay hơi đi. Lúc này chỉ còn keo đặc bám trên bề mặt cần dán. Chính vì vậy keo sẽ có độ bám dính tốt hơn.

Bước 4: Dùng một lực vừa đủ để ép thân giày và đế giày vào với nhau. Lưu ý đến sự ăn khớp của thân giày và đế giày để sau khi keo khô không bị lệch. Khoảng 15 phút sau là bạn có thể buông tay ra.

Bước 5: Để nơi khô ráo và thoáng mát 24h sau mới nên sử dụng. Đối với giày mang để chơi thể thao, nên để 2 – 3 ngày mới mang. Vì tính chất chơi thể thao là vận động mạnh và liên tục, nếu keo chưa bám kỹ rất dễ bung ra.

Bước 6: Đóng nắp lọ keo sau khi sử dụng để tránh bay hơi để dành cho nhiều lần sử dụng sau.

Dán đế giày thể thao không quá khó như bạn nghĩ

3. Sau khi dán đế giày thể thao cần lưu ý gì?

Sau khi dán đế giày nên bảo quản cẩn thận. Nếu bung lần tiếp theo việc dán lại sẽ khó tiến hành và hiệu quả không còn cao nữa. Dưới đây là những lưu ý để bảo quản giày đúng cách cả trước và sau khi dán.

  • Không phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp.
  • Không dùng chất tẩy quá mạnh khi giặt giày.
  • Chắc chắn chỉ sử dụng giày sau khi đã dán keo được 24 giờ.
  • Hạn chế cho giày thể thao tiếp xúc với nước.
  • Tuyệt đối không dùng keo 502 để dán giày, vì keo này làm da giày giòn và gãy nứt. Chỉ nên sử dụng keo chuyên dụng để dán đế giày.

4. Một số loại keo chuyên dụng để dán đế giày

Một số bạn hay sử dụng keo 502 để dán giày cho nhanh nhưng đó là một sai lầm. Chỉ nên sử dụng các loại keo chuyên dụng để dán đế giày thể thao. Nhưng trên thị trường keo dán giày có tất nhiều loại. Vậy nên mua loại nào là tốt, Extrim sẽ giới thiệu cho các bạn 3 loại keo hiệu quả nhất.

4.1. Keo dán giày Seaglue

keo_dan_giay_sea_glue_bam_dinh_489b5db6db.jpeg (1024×1024)

Keo hãng Seaglue được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Nó có rất nhiều ưu điểm như sau:

  • Keo dán được trên đa dạng loại vật liệu và mang lại hiệu quả kết dính rất cao. Các loại vật liệu keo có thể dán là: Da, cao su, gỗ, kim loại…
  • Keo dạng lỏng và không có màu nên dán dễ dàng và thẩm mĩ hơn. Ít để lại keo thừa sau khi dán.
  • Keo có kết cấu siêu dính, tính chịu nước tốt. Nên sau khi dán giày dính nước thì vẫn sử dụng được bình thường.
  • Keo còn có tính đàn hồi, dẻo và linh hoạt. Sau khi dán giày của bạn vẫn giữ được sự mềm mại. Các nếp keo sau khi dán không bị giòn và nứt gãy trong thời gian sử dụng.

4.2. Keo dán giày 3M PR100

keo_dan_giay_3_M_95d3cd8ca9.jpeg (720×720)

Đây là loại keo có thương hiệu trên thị trường. Chất lượng keo được đánh giá rất cao. Có giá thành đắt hơn loại keo Seaglue, thường được tìm thấy trong các tiệm tạp hoá. Nếu bạn có đôi giày cao cấp đắt tiền, nên sử dụng loại keo này để dán cho yên tâm.

  • Keo 3M PR100 có thể dán trên nhiều bề mặt vật liệu. Các bề mặt có thể dán cụ thể như: Nhựa, cao su, da, vải, EPDM, kim loại…
  • Keo có độ kết dính vô cùng cao. Vì là dạng lỏng nên keo có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách của giày. Khả năng chống nước cực tốt và thẩm mỹ sau khi dán cực cao.

4.3. Keo dán giày P66

keo_dan_de_giay_p66_91af9e76c8.jpeg (700×395)

Keo P66 được gọi bằng nhiều tên gọi khác như keo Rồng Vàng, keo Con Chó, keo Y66 hoặc X66. Keo được sử dụng khá phổ biến nhưng coi chừng nhầm nha.

  • Keo dán hiệu quả trên các bề mặt như: Da, nhựa, cao su, xốp, giấy, gỗ… Độ kết dính của keo cũng khá cao.
  • Keo dạng gel lỏng, có màu vàng nhạt và có mùi. Khi dán có thể để lại vết nhẹ và kết dính chậm hơn so với 2 loại keo trên.
  • Giá rẻ nên bạn có thể mua 1 lọ về để phòng trong nhà có thể dán khi cần.

Kết bài

Trên đây Extrim đã chia sẻ cho các bạn những điều cần biết khi dán đế giày thể thao để bạn bảo vệ được đôi giày của mình tốt hơn. Nếu cần đặt dịch vụ dán đế giày của Extrim bạn có thể đặt tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi để có một đôi giày như mới. Extrim là một trong những cửa hàng hàng đầu về sửa chữa giày. Với quy trình kỹ lưỡng, Extrim cam kết mang lại cho bạn một đôi giày chắc chắn và an toàn với độ thẩm mĩ cao. Ngoài ra bạn cũng có thể Xem đầy đủ các hướng dẫn Sửa chữa giày trên Blog Extrim để có thêm nhiều mẹo hay cho giày nhé!

>> Xem thêm: 5 cách bảo quản giày da không bị tróc 

>> Xem thêm: Cách sửa giày bị hở đế mà không cần dùng keo dán đế giày thể thao

>> Xem thêm: Cần dán đế giày tại nhà nhanh chóng? Dưới đây là 7 loại keo tốt nhất cho giày

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

TRẢI NGHIỆM NGAY

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay