Danh sách keo dán đế giày tốt nhất
Đồng thời, dưới đây là danh sách những loại keo dán giày tốt nhất có thể giúp bạn sửa giày:
Keo dán giày tốt nhất: Shoe-Fix
Keo dán giày giá rẻ nhất: Shoe Goo
Keo dán giày Urethane tốt nhất: Gear Aid
Keo dán giày Neoprene Cement tốt nhất: Barge
Keo dán giày đa năng nhất: Glue Masters
Keo dán giày da tốt nhất: Aleene
Các loại keo dán giày
Nhìn chung, có ba loại keo dán giày phổ biến nhất đó là Urethane, Neoprene Cement và keo siêu dính chứa Cyanoacrylate. Mỗi loại keo sẽ dựa trên các thành phần hoạt tính được sử dụng để tạo ra chất kết dính.
Urethane
Keo dán giày cao su Urethane là một loại keo dính chắc chắn, không thấm nước. Loại keo này có khả năng chịu nhiệt, giúp cho giày của bạn không bị hỏng vào mùa đông. Keo Urethane chủ yếu được sử dụng để sửa những đôi giày bị rách đế hoặc đã bị hư hại nặng.
Loại keo này giúp dính chặt các bộ phận của giày với nhau bằng công thức kết dính mạnh mẽ. Tuy nhiên, điểm nổi bật của keo Urethane là khi bạn dùng keo để sửa những vết rách lớn, đôi giày vẫn rất mềm dẻo sau khi keo đã đóng rắn và bạn có thể dùng giày để đi bộ, chạy hoặc leo núi mà không lo bị nứt phần keo dính. Keo dán giày Urethane thích hợp để sử dụng trên chất liệu da, da lộn, cao su, Neoprene, vải Canvas và Vinyl. Bạn nên lưu ý tham khảo kỹ khuyến nghị của nhà sản xuất khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
Neoprene Cement
Một loại keo dán giày khác rất thích hợp để sửa những đôi giày bị hư hại nặng là keo Neoprene Cement. Loại keo này được sử dụng trên nhiều loại vật liệu như cao su, Vinyl, Polyurethane, da, bông và các loại vải tổng hợp, vải dệt thoi khác được sử dụng để làm giày. Giống như keo dán giày Urethane, Neoprene Cement cũng là loại keo không thấm nước sau khi đóng rắn hoàn toàn. Loại keo này rất phù hợp để vá những lỗ thủng nhỏ giúp chống nước.
Neoprene Cement thường được các nhà sản xuất giày sử dụng để tạo ra kết dính vững chắc, chống nước cho phần đế và đáy giày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đây là loại keo dán rất dễ cháy. Do vậy, bạn cần để giày tránh xa các nguồn lửa như bật lửa, diêm hay lửa trại.
Keo siêu dính
Keo siêu dính là loại keo được sử dụng phổ biến nhất và tiết kiệm nhất để sửa giày. Loại keo xuất sắc này sẽ giúp bạn sửa chữa hầu hết mọi hư hỏng của đôi giày. Thành phần hoạt chất trong keo siêu dính là Cyanoacrylate. Chất này sẽ phản ứng với độ ẩm để tạo thành liên kết bền chặt giữa hai bề mặt tiếp xúc.
Keo siêu dính hiệu quả nhanh chóng và đóng rắn ngay lập tức, bạn không cần đợi keo khô. Sau khi sửa giày xong, bạn còn có thể dùng keo siêu dính trên nhiều vật dụng và chất liệu khác trong nhà. Bạn cần lưu ý rằng keo siêu dính sẽ không mềm dẻo được như keo Urethane hay Neoprene Cement, do đó hãy tránh sử dụng loại keo này để sửa những lỗi hỏng lớn trên đôi giày.
Những đặc điểm cần lưu ý khi chọn mua keo dán giày tốt nhất
Trước khi lựa chọn loại keo dán giày tốt nhất để sửa giày dép, bạn hãy dành ra ít phút để tìm hiểu những tính năng quyết định hiệu quả của keo dán để có thể tìm được sản phẩm phù hợp với đôi giày của mình nhé.
Thời gian keo khô
Tùy thuộc vào loại keo bạn chọn để sửa giày, bạn có thể sẽ phải đợi khoảng vài giây cho đến vài giờ để keo khô. Sau thời gian đó, bạn nên đợi thêm một khoảng thời gian chờ cho keo dán giày đóng rắn hoàn toàn bởi khi bạn vận động, những liên kết bằng keo chưa đóng rắn hoàn toàn trên giày rất dễ bị phá vỡ.
Các loại keo khô và đóng rắn nhanh, như keo siêu dính là một lựa chọn tuyệt vời cho các lỗ thủng nhỏ như lỗ trên đế giày của bạn vì keo sẽ khô và đóng rắn trong vòng khoảng một phút. Tuy nhiên, đối với những hư hại nặng hơn như gắn lại đế vào đáy giày thì tốt hơn hết bạn nên sử dụng những loại keo linh hoạt hơn như cao su Urethane và đợi cho đến khi keo dán đã đóng rắn hoàn toàn. Bạn cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất để xác định thời gian khô và đóng rắn của từng sản phẩm cụ thể.
Khả năng chống thấm nước
Hầu hết mọi loại giày dép ngoài trời đều được thiết kế để không bị thấm nước vì ngay cả khi bạn cẩn thận, bạn vẫn có khả năng bị dính mưa hoặc dẫm phải vũng nước. Bạn cần phải đầu tư vào một loại keo dán giày được thiết kế để chịu được độ ẩm.
Các loại keo dán giày thông thường, như Urethane, Neoprene cement và Cyanoacrylate đều không thấm nước. Tuy nhiên, hiệu quả của tính năng chống thấm sẽ phụ thuộc vào công thức của từng sản phẩm và việc bạn có sử dụng keo dán đúng cách hay không. Bạn hãy làm theo hướng dẫn do nhà sản xuất cung cấp. Bạn nên phết keo dán lên một bề mặt sạch, khô và dính hai phần vật liệu lại với nhau. Nếu bạn đã sử dụng keo dán đúng cách thì đôi giày sẽ được bịt kín giúp tránh các hư hại do bị thấm nước.
Các loại giày
Dù bạn đang muốn sửa một đôi giày công sở yêu thích hay đôi giày kiểu mà bạn chỉ dùng trong một ngày thì bạn vẫn cần kiểm tra chất liệu của đôi giày trước khi lựa chọn keo dán. Các nhà sản xuất keo dán giày thường sẽ liệt kê các chất liệu mà keo dán có thể sử dụng. Do đó, nếu chất liệu da không được ghi trên nhãn thông tin sản phẩm keo dán hoặc trên trang web của nhà sản xuất keo dán thì tốt nhất bạn không nên dùng loại keo đó để sửa giày da.
Những chất liệu thường được sử dụng trong sản xuất giày là da, da lộn, cao su, cao su tổng hợp, vải Canvas, cotton, Polyurethane. Mỗi loại chất liệu lại phù hợp với từng loại keo khác nhau. Nguyên nhân do có những sản phẩm keo hiệu quả tốt nhất trên cao su, có những loại keo lại hiệu quả trên da lộn. Để chọn được loại keo phù hợp nhất cho đôi giày của bạn, bạn cần phải tìm được loại keo chuyên dụng để sửa chữa đúng loại giày của bạn.
Keo dán đa chức năng
Khi muốn chắc chắn loại keo dán phù hợp với đôi giày của mình, bạn nên cân nhắc xem có thể dùng keo cho loại giày dép khác không hay có thể dùng keo để sửa những đồ dùng khác trong nhà hay không. Những loại keo dán đa chức năng rất nhanh khô và bạn sẽ không thể sử dụng lại cho lần sửa giày tiếp theo.
Khi sử dụng keo đa chức năng, bạn nên cần nhắc về loại giày cần sửa và mức độ hư hại của giày. Một số loại keo dán giày có thể dùng trên nhiều chất liệu khác nhau nhưng không có khả năng dính những vết rách lớn. Để tìm hiểu chất liệu của đôi giày và loại keo dán giày phù hợp thì bạn cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất và thông tin sản phẩm được ghi trên bao bì.
Những sản phẩm keo dán giày tốt nhất
Sau đây là tổng hợp danh sách các sản phẩm keo dán giày tốt nhất xét về chất lượng, giá cả và sự hài lòng của khách hàng. Bạn hãy tham khảo để có thể sửa chữa và sử dụng đôi giày yêu thích của mình lâu hơn nữa nhé.
Keo dán giày tốt nhất: Shoe-Fix
Keo dán giày Shoe-Fix giúp cho tất của bạn không bị ngấm nước ngay cả khi bạn đi giày ngoài trời mưa, tuyết. Lọ keo được thiết kế dễ sử dụng và khô rất nhanh chỉ trong vòng chưa đầy 5 phút. Keo dán giày chứa Cyanoacrylate rất phù hợp để vá các lỗ thủng trên đế giày của bạn và sửa các bộ phận bị hỏng khác. Keo dán được sản xuất theo công thức đặc biệt, có độ nhớt lý tưởng giúp chiếc đế giày được gắn trở lại một cách dễ dàng.
Keo dán khi khô sẽ có màu trong suốt, bền chặt và không thấm nước. Lớp keo có khả năng chịu nhiệt nên kết dính sẽ không bị hỏng do nhiệt độ cao trong mùa hè hoặc cái rét của mùa đông. Bạn có thể sử dụng keo dán này trên giày bốt, giày thể thao, giày leo núi, giày công sở và hầu hết các loại giày dép khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại keo sẽ có hiệu quả cao nhất khi sử dụng cho đế giày bằng cao su hoặc Vinyl.
Ưu điểm
Dễ sử dụng
Đóng rắn nhanh
Hiệu quả cao trong việc vá các lỗ thủng trên giày
Nhược điểm
Keo dán không bền khi bị kéo căng
Keo dán giày Shoe Goo
Tùy thuộc vào loại giày mà bạn hay sử dụng, những đôi giày mới có thể làm bạn tốn khá nhiều tiền. Tuy nhiên, keo dán giày Shoe Goo sẽ giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của đôi giày, giúp cho bạn thoải mái trên đôi giày công sở hoặc giày chạy bộ mà vẫn tiết kiệm được tiền. Đây là loại keo dán hiệu quả nhất khi dùng cho giày da và giày cao su. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng chúng trên nhựa Vinyl và vải Canvas để kết dính đôi giày thật bền vững mà không thấm nước.
Loại keo dán giày Urethane sử dụng cho giày cao su sẽ đóng rắn hoàn toàn. Keo dán sẽ tạo thành một chất kết dính linh hoạt giữa các bề mặt, vừa giúp dính chúng lại với nhau vừa giúp đôi giày trở nên bền chắc hơn. Keo dán sau khi đóng rắn sẽ có màu trong, không tạo vết, giúp chống mài mòn, chống thấm nên bạn có thể dùng để sửa gót giày, thay đế hoặc để bịt kín những lỗ thủng của giày cao su chuyên lội nước.
Ưu điểm
Giá thành hợp lý
Hiệu quả trên nhiều chất liệu
Chất kết dính linh hoạt
Khi khô có màu trong
Nhược điểm
Khá nặng mùi
Keo dán giày Gear Aid
Để giúp cho những đôi giày đi đường dài, giày chạy bộ, giày leo núi và dép của bạn được bền chắc, hãy sử dụng keo dán giày Gear Aid. Loại keo dán Urethane dành cho giày cao su này sẽ đóng rắn trong 8 giờ và tạo thành kết dính cao su linh hoạt giữa các bề mặt được dán. Khi khô, keo sẽ trong suốt, không bị nứt hoặc bong tróc khi sử dụng lâu dài. Do đó, ngay cả khi có nhiều hư hại thì đôi giày của bạn trông vẫn trông như chưa hề bị sửa chữa. Keo dán này phù hợp với chất liệu da, da lộn, cao su, Neoprene và vải canvas, giúp tạo thành một bảo vệ chống mòn rất tốt đặc biệt khi bạn vá lại phần mũi giày của một đôi ủng bảo hộ cũ.
Ưu điểm
Kết dính vững chắc
Phù hợp với giày đi đường dài và giày chạy bộ
Chống nứt gãy
Nhược điểm
Chai đựng khá nhỏ
Keo dán giày Barge đa chức năng
Sản phẩm giúp gắn kết vững chắc trên nhiều chất liệu khác nhau như Vinyl, Polyurethane, da, cotton và cao su. Chỉ mất 15 phút là bạn có thể sửa xong đôi giày. Bôi một lớp keo mỏng lên đế giày là bạn có thể sửa xong đôi giày yêu thích mà không phải chờ đợi trong nhiều giờ đồng hồ.
Keo dán Neoprene Cement có màu trong suốt khi khô. Sau khi keo đông đặc, lớp keo kết dính có tác dụng chống thấm nước, giúp bạn có thể đi giày ngay cả khi trời mưa. Bạn cũng có thể dùng keo để dán dải phớt cho cửa xe ô tô, cửa sổ và các vật dụng khác. Tuy nhiên, bạn nên để loại keo này tránh xa trẻ em và vật nuôi vì chúng có mùi hóa chất rất mạnh và rất dễ cháy.
Ưu điểm
Khô trong 15 phút
Kết dính chống thấm nước
Hộp đựng lớn
Nhược điểm
Đắt tiền
Dễ bắt lửa
Keo dán giày Glue Masters
Nếu bạn cần keo dán giày hiệu quả trong tức thì đây là loại keo phù hợp nhất dành cho bạn. Keo được sản xuất từ nhựa Cyanoacrylate sẽ phản ứng với độ ẩm trong không khí và trong vật dụng cần dán để tạo thành chất kết dính bền chắc. Keo sẽ khô trong 15 giây và hóa cứng toàn bộ trong một phút.
Ngoài việc sửa giày, bạn còn có thể dùng loại keo này cho nhiều mục đích khác như dán các mô hình xây dựng, dán các miếng xếp hình, dán các mảnh gỗ với nhau, vv. Keo có thể được sử dụng trên bề mặt cao su, gỗ, kim loại, thủy tinh và nhựa. Tuy nhiên, không nên dùng trên vải hoặc quần áo. Keo dán giày loại này có độ nhớt thấp nên bạn cần bôi keo cẩn thận. Khi khô keo sẽ có màu trong suốt.
Ưu điểm
Phù hợp khi cần sửa chữa nhanh chóng
Hóa cứng rất nhanh
Dùng được cho nhiều việc
Nhược điểm
Không dùng được trên vải hoặc quần áo
Keo dán da và da lộn Aleene
Keo dán da và da lộn Aleene là một loại keo không độc hại, siêu dính được thiết kế để sửa chữa những vết rách trên chất liệu da và da lộn. Khi khô, keo có màu trong suốt, tạo ra chất kết dính bền chắc và keo sẽ không bị ngấm hay làm thay đổi màu da, da lộn. Loại keo này rất phù hợp để dán những vết rách nhỏ trên giày da, bốt da. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể dùng để dán đế giày.
Keo được bán kèm một đầu bơm keo tùy chỉnh kích thước tùy theo nhu cầu của bạn. Bạn có thể dùng ít keo để sửa chữa những chi tiết nhỏ hoặc dùng nhiều keo để dán những vết hỏng lớn trên giày.
Ưu điểm
Không làm biến màu da
Phù hợp cho vết rách nhỏ
Đầu bơm keo nhiều kích cỡ
Nhược điểm
Mất nhiều thời gian để keo khô và hóa cứng
Kết luận
Nếu bạn muốn tìm một loại keo dán giày nhanh khô, kết dính tốt, dễ sử dụng và trong suốt thì hãy lựa chọn Keo dán giày Shoe-Fix.
Quá trình lập danh sách các loại keo dán giày tốt nhất
Các loại keo dán giày tốt nhất sẽ tạo ra lớp kết dính bền chắc và linh hoạt, chịu được những lực tác động thường xuyên. Keo dán sẽ kéo dài thời gian sử dụng cho những đôi giày của bạn. Các loại keo nằm trong danh sách trên được thiết kế phù hợp với nhiều chất liệu khác nhau và đáp ứng yêu cầu của người dùng. Danh sách đã tổng hợp những loại keo dán có chất lượng hàng đầu, đảm bảo cung cấp nhiều lựa chọn với các hoạt chất khác nhau như Urethane, Neoprene Cement và keo siêu dính. Tất cả đều là keo dán tốt nhất tùy theo mục đích sử dụng.
Trong quá trình lập danh sách, yếu tố thời gian khô của keo luôn được coi trọng. Do đó, hầu hết các loại keo được giới thiệu trong bài đều có thời gian khô nhanh. Các loại keo chuyên dụng sẽ có thời gian khô và hóa cứng lâu hơn nhưng lại có độ bám dính bền chắc tuyệt đối trên các chất liệu chuyên dụng.
Có thể đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các loại keo trong danh sách đều tạo ra lớp kết dính linh hoạt, không thấm nước khi những đôi giày sẽ luôn bị uốn cong khi chúng ta di chuyển. Do đó, người dùng sẽ cần loại keo dán linh hoạt và không nứt gãy khi di chuyển.
Những câu hỏi thường gặp
Trước khi chọn lựa một loại keo dán giày thì bạn nên xem qua những câu hỏi thường gặp sau đây để có được câu trả lời cho riêng mình.
Nhà sản xuất giày thường sử dụng những loại keo nào?
Loại keo mà các nhà sản xuất giày sử dụng sẽ tùy thuộc vào loại giày, vị trí của công ty, thiết kế sản phẩm và sự lựa chọn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất thường sử dụng keo dán Neoprene để chống thấm nước cho sản phẩm.
Quá trình dán một đôi giày gồm các bước nào?
Bạn cần thực hiện theo các bước cơ bản sau đây để dán giày đúng cách.
Làm sạch và lau khô giày để keo dán không bị dính phải bụi bẩn và xơ vải.
Chuẩn bị keo dán theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu có). Một số loại keo (như Cyanoacrylate) sẽ không cần chuẩn bị.
Bôi một lớp keo mỏng vào phần cần dán.
Dùng tay ấn chặt các chi tiết của giày cần dán lại với nhau, đảm bảo keo được dàn đều trên bề mặt cần dán.
Chờ cho keo khô lại theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bạn có thể thoải mái sử dụng đôi giày đã dán xong.
Keo dán giày có giống với keo siêu dính hay không?
Có một số loại keo dán giày là loại keo siêu dính nhưng không phải tất cả keo dán giày đều giống nhau. Những loại keo phổ biến khác bao gồm Urethane và Neoprene Cement.
Loại keo dán nào tốt nhất cho bốt da?
Hầu hết các loại keo dán giày đều có thể sử dụng cho giày da, tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt hơn bạn nên tìm mua các sản phẩm keo dán giày da chuyên dụng.
Xem ngay Dịch vụ Dán đế giày bảo hành 7 ngày tại Extrim
>> Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết trước khi dùng keo dán đế giày Jordan