1. Phục hồi giày cũ | Giày sneaker
1.1. Làm sạch giày
Bước 1 - Loại bỏ bụi bẩn
Bạn không muốn lãng phí bất kỳ sản phẩm làm sạch giày chuyên dụng nào trên những vết bẩn thô ráp. Sử dụng nước ấm, chải cho đến khi tất cả bụi bẩn biến mất và lau giày bằng vải sợi nhỏ. Đặc biệt chú ý đến vết khâu và cố gắng lấy hết bụi bẩn bám trên giày.
Bước 2 - Tháo dây giày và lót
Có hai lý do để tháo dây giày và lót giày:
- Để có thể làm sạch sâu các vết bẩn bám vào phần bên trên và phần bên trong của giày. Nếu không tháo dây và lót ra thì bụi bẩn vẫn còn kẹt lại mà bạn không thể nào làm sạch được.
- Để dây và lót giày được vệ sinh giày riêng hoặc thay thế chúng nếu chúng quá mòn.
Bước 3 - Sử dụng cây giày
Nhét cây giày vào trong giày sẽ giúp bạn vệ sinh cũng như lau giày thoải mái và chi tiết hơn, kể cả những nếp nhăn khó loại bỏ.
Làm sạch sâu phần trên, đế giữa và đế giày. Đối với bước này, hãy sử dụng bàn chải và một lượng vừa đủ dung dịch vệ sinh giày sneaker.
Bạn sẽ cần ba bàn chải cho ba phần:
- Lông mềm cho phần trên
- Lông trung bình cho đế giữa
- Lông cứng cho đế
Để đơn giản hơn bạn có thể mua những thứ này trong một bộ dụng cụ thay vì mua chúng riêng lẻ.
Và Reshoevn8r là một thương hiệu Extrim gợi ý dành cho bạn. Bộ dụng cụ của họ gồm 3 loại bàn chải thiết yếu trên cần để phục hồi giày cũ trong quá trình vệ sinh rất hiệu quả.
1.2. Phục hồi giày cũ có đế bị ố vàng
Trường hợp các loại đế bị ố vàng như giày Nike Air Force 1, Converse…có một cách bạn có thể phục hồi giày cũ bị ố đế là repaint. Repaint đế giày có thể thực hiện bằng 2 cách như sau:
- Cách 1. Dùng cọ vẽ kết hợp màu Angelus để sơn lên đế giày để che đi vết ố.
- Cách 2. Dùng máy phun sơn airbrush để phun sơn lên đế giày.
Cả 2 cách trên đều dùng màu Angelus sơn phủ lên đế. Trước khi repaint cần dùng dung dịch tẩy lớp bảo vệ Angelus Preparer Deglazer để làm sạch, đồng thời loại bỏ lớp bảo vệ ban đầu trên giày. Điều này sẽ giúp màu bám chắc và đẹp hơn. Sau khi màu sơn đã khô cần phủ một lớp finisher để bảo vệ màu khỏi bong tróc và giữ được lâu hơn. Tuy nhiên đây cũng chỉ là hình thức sơn phủ không phải sơn trực tiếp từ nhà sản xuất. Vì thế độ bền màu tầm 3-6 tháng tùy theo cách sử dụng và cách bảo quản.
Lưu ý: giày sau khi phục hồi bằng phương pháp repaint nên hạn chế đi dưới mưa và cọ xát mạnh. Vì điều đó có thể tác động làm tróc lớp sơn đế giày.
>>> Tìm hiểu thêm Dịch vụ phục hồi giày cũ tại Extrim
1.3. Phục hồi giày có phần thân bị bạc màu
Một đôi giày sau một thời gian sử dụng dưới tác động của khí hậu, thời tiết, cách bảo quản và sử dụng sẽ bị bạc màu. Màu thân giày không còn giữ như lúc ban đầu nữa.
Đối với những dòng giày sneaker thuộc chất liệu vải, da bạn có thể phục hồi giày cũ bằng thuốc nhuộm Angelus. Thuốc nhuộm có nhiều màu sắc để lựa chọn, bền màu, có độ thẩm thấu cao, không bị nứt.
Cần biết cách pha màu với dung môi theo tỉ lệ để màu không bị cứng và bám tốt hơn. Dùng cọ hoặc máy phun Airbrush và dùng màu vừa pha để vẽ hoặc tô trực tiếp lên thân giày. Tô/phun từng lớp 1 và nhiều lớp (từ 2 – 3 lớp) để màu lên đều hơn.
>>> Xem thêm 2 cách làm mới giày vải phai màu
2. Phục hồi giày da cũ
2.1. Làm sạch giày da
Bước 1 - Dùng bàn chải lông ngựa phủi sạch càng nhiều bùn đất càng tốt. Làm sạch nhất có thể.
Bước 2 - Tiếp theo dùng chất làm sạch giày da. Dung dịch vệ sinh giày Renomat Saphir là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Sản phẩm có công dụng loại bỏ bụi bẩn, bùn đất. Ngoài ra còn có thể loại bỏ xi đánh giày cũ, silicon còn tồn trên da giày. Sản phẩm an toàn cho da giày và chỉ nên dùng với da trơn.
Bước 3 - Thoa kem dưỡng. Chờ kem khô dùng bàn chải lông ngựa đánh đều lên giày.
2.2 Phục hồi giày cũ bị nhăn da
Thông thường, một đôi giày da cũ hoặc đã qua sử dụng nhiều sẽ có một số nếp nhăn. Những nguyên nhân này là do da bị uốn cong khi bạn đi bộ.
Một số người không quan tâm đến bước này, nhưng đó là điều nên làm nếu bạn muốn giữ được chất lượng thẩm mỹ cho đôi giày của mình.
Tốt nhất là sử dụng shoe tree làm bằng gỗ tuyết tùng. Đây là cách phục hồi giày da bị nhăn mà bạn có thể áp dụng thử. Shoe tree có hình dạng như một bàn chân. Sau khi nhét vào giày sẽ giúp làm căng bề mặt da tránh việc rạn nứt, ngăn chặn sự hình thành vết nhăn. Ngoài ra gỗ tuyết tùng còn hỗ trợ trong việc hút ẩm, hút mùi hôi của đôi giày.
>>> Xem thêm Hướng dẫn cách phục hồi giày bị mốc chi tiết ngay tại nhà
2.3. Đánh bóng cho giày da
Nếu đôi giày da của bạn bị trầy nhẹ, bạc màu, hơi cũ thì đánh xi là cách phục hồi giày da mà bạn không thể bỏ qua.
Đánh xi sẽ giúp phục hồi giày cũ trông như mới qua bước đánh xi kem và tạo độ bóng nhờ đánh xi sáp.
Ngoài ra đối với những vết nứt nhỏ có thể sử dụng lòng trắng trứng gà cũng là cách phục hồi giày da bị nứt.
Xem thêm:
>> Nhăn và gãy mũi giày: Nguyên nhân và cách khắc phục
>> Mẹo làm mới giày bằng sơn móng tay