Nếu muốn dán đế giày tại nhà, hãy lưu ý những điều này

Đội ngũ Extrim | 31.03.2023
Extrim
Một đôi giày sneaker, giày thể thao hay cao gót đều được tạo nên từ hai bộ phận, đó là đế giày và thân giày. Hai phần này khác nhau hoàn toàn về nguyên liệu nên được gắn kết với nhau bằng keo. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng do tiếp xúc nhiều với nước sẽ khiến giày bị tróc keo, bung đế cao su nếu giày kém chất lượng. Bạn có thể tự dán đế giày sneaker, thể thao, hay thậm chí giày cao gót tại nhà, hãy cùng Extrim xem cách làm thế nào nhé!

1. Các loại keo chuyên dụng để dán đế giày 

1.1. Sử dụng keo 502 để dán đế giày

Keo 502 là một trong những giải pháp nhanh nhất giúp bạn dán đế giày sneaker, thể thao, cao gót. Về cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch vị trí cần dán sau đó chích keo vào và giữ chặt mối dán để keo ổn định và bám lâu hơn. 

keo 502 dán giày

Tuy nhiên, khi chích keo bạn cần phải thực hiện cẩn thận để tránh keo chảy lan sang những vị trí khác làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đôi giày. Bên cạnh, keo 502 không thích hợp để dán giày da vì sẽ làm cho vị trí dán trở nên thô cứng, làm hỏng dáng giày. Vì vậy, keo 502 thường chỉ dùng để dán giày cho những trường hợp tạm thời mà thôi.

1.2. Keo dán Seaglue – SG 95

Keo Seaglue – SG 95 là loại keo được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi. Nó có rất nhiều đặc tính tiện dụng như sau:

  • Keo được dán trên rất nhiều loại vật liệu và mang lại hiệu quả kết dính rất cao. Các loại vật liệu keo có thể dán là: Da, cao su, gỗ, kim loại…
  • Keo dạng lỏng và không có màu khiến cho việc dán trở nên dễ dàng hơn. Khi dán loại keo này ít để lại vết thừa của keo sau khi dán, vết dán đảm bảo được thẩm mỹ.
  • Cấu trúc của keo là các hạt siêu nhỏ và kết dính, chính vì vậy keo có tính chịu nước tốt. Sau khi dán loại keo này, lỡ bạn có để giày dính nước thì vẫn sử dụng được bình thường.
  • Keo còn có tính đàn hồi, dẻo và linh hoạt. Sau khi sử dụng keo dán giày này, đôi giày của bạn vẫn giữ được sự mềm mại. Các nếp keo sau khi dán không bị giòn và nứt gãy trong thời gian sử dụng.

Đây là loại keo dán đế giày chuyên dụng, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng để dán đế giày sneaker, thể thao và thậm chí dán đế giày cao gót.

null

Đây là loại keo có thương hiệu trên thị trường, chất lượng keo được đánh giá rất cao. Keo được bán khá rộng rãi trên thị trường, có giá thành đắt hơn loại keo Seaglue – SG 45.

1.3. Keo 3M PR100

Keo 3M PR100 có thể tạo sự kết dính khi dán trên nhiều bề mặt vật liệu. Các bề mặt có thể dán cụ thể như: Nhựa, cao su, da, vải, EPDM, kim loại…

  • Keo có độ kết dính vô cùng cao. Vì là dạng lỏng nên keo có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách của giày. Khả năng chống nước cực tốt và thẩm mỹ sau khi dán cực cao.
  • Loại keo này được đánh giá rất cao, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng để dán đế giày thể thao, sneaker, thậm chí dán đế giày cao gót cao cấp cũng rất hiệu quả.

    keo dán 3M PR100.png

2. Hướng dẫn cách dán đế giày

Dán đế giày thể thao, sneaker hay dán đế giày cao gót không phải là việc quá khó để làm tại nhà, hầu như ai tỉ mỉ đều có thể làm việc này vô cùng đơn giản. Để việc dán đế giày hiệu quả chúng ta cần tuân theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt thân giày và đế giày cần dán. Đảm bảo bề mặt cần dán không có bụi bẩn và được khô ráo.
  • Bước 2: Dùng bông tăm hoặc que gỗ phết một lớp keo mỏng lên cả 2 bề mặt cần dán. Lưu ý không nên tùy tiện dùng tay phết keo, như vậy keo sẽ dính và làm hại da tay.
  • Bước 3: Để nguyên hiện trạng, chờ khoảng 3 phút cho dung môi trong keo bay hơi đi. Lúc này chỉ còn keo đặc bám trên bề mặt cần dán. Chính vì vậy keo sẽ có độ bám dính tốt hơn.
  • Bước 4: Dùng một lực vừa đủ để ép thân giày và đế giày vào với nhau. Lưu ý phải chú ý đến sự ăn khớp của thân giày và đế giày để sau khi keo khô sẽ là một khối hoàn chỉnh. Khoảng 15 phút sau là bạn có thể buông tay ra.
  • Bước 5: Để nơi khô ráo và thoáng mát khoảng 1 ngày mới nên sử dụng. Đối với giày đeo để chơi thể thao, nên để 2 – 3 ngày mới đeo là tốt nhất. Vì tính chất chơi thể thao là vận động mạnh và liên tục, nếu keo chưa bám kỹ rất dễ bung ra.

Lưu ý: Đóng nắp lọ keo sau khi sử dụng để tránh bay hơi. Một lọ keo có thể sử dụng rất nhiều lần.

Có thể bạn muốn xem thêm: Cách bảo quản đế giày hiệu quả 

3. Những lưu ý sau khi dán đế 

Sau khi dán giày nên bảo quản cẩn thận. Nếu bung lần tiếp theo việc dán lại sẽ khó tiến hành và hiệu quả không cao. Sau đây là những lưu ý để bảo quản giày đúng cách cả trước và sau khi dán.

  • Hạn chế tối đa việc phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp.
  • Không dùng chất tẩy quá mạnh để giặt giày.
  • Chỉ sử dụng giày sau khi đã dán keo được 24 giờ.
  • Hạn chế cho đôi giày thể thao tiếp xúc với nước.
  • Không dùng keo 502 để dán giày, vì keo này khiến giày trở nên giòn và dễ gãy nứt. Nên sử dụng keo chuyên dụng để dán giày.

Trường hợp bạn không thể tự dán đế giày tại nhà, hãy liên hệ ngay với Extrim tại đây! 

null

Với chuyên viên có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc giày, Extrim hiểu bạn trân trọng những đôi giày của mình thế nào. Hãy để Extrim có cơ hội được chăm sóc giày của bạn và gia đình bạn nhé!

Tim hiểu ngay các dịch vụ Sửa chữa giày tại Extrim

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

icon_zaloicon_zaloicon_zalo