Dán đế giày cầu lông và những điều bạn cần biết

Đội ngũ Extrim | 15.03.2023
Extrim
Một đôi giày dù có đẹp đến đâu, chất lượng đến thế nào, có đắt giá đến bao nhiêu thì theo thời gian cũng sẽ bị hao mòn, hư hỏng theo năm tháng. Giày cầu lông cũng như các loại giày khác đều được làm từ hai bộ phận là đế giày và thân giày. Hai phần này được gắn kết với nhau bằng keo. Sau thời gian sử dụng, phần kết dính này bị hở ra, keo lão hoá hoặc do nhiều tác nhân khác mà hai phần này bị bong ra. Thay vì vứt bỏ để mua một đôi giày mới thì giải pháp tiết kiệm chính là dán đế giày cầu lông. Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Các trường hợp cần dán đế giày cầu lông

Đế giày bị hở keo

Một trong những trường hợp phổ biến thường gặp nhất ở giày cầu lông chính là phần đế giày bị hở hẳn ra. Trường hợp nặng hơn là bung đế hoàn toàn. Do cách sử dụng, bảo quản và vệ sinh chưa đúng cách khiến chất lượng keo giảm dần. Theo thời gian keo không còn khả năng kết dính, đế giày và thân giày bị bung ra. 

Dán đế giày cầu lông và những điều bạn cần biết

Phần bị bong keo thường gặp là hai bên má giày và mũi giày. Nếu như không tìm cách sửa chữa thì chắc chắn đôi giày bạn mang sẽ ngày càng hở keo nghiêm trọng hơn và thậm chí là không còn dùng được nữa. Vì vậy cần dán đế và thân giày dính chặt vào nhau. Một trong những cách bạn có thể mua keo về nhà tự dán hoặc gửi đến các tiệm chăm sóc giày. 

Tuy nhiên trước khi dán đế giày cầu lông cần xem xét mức độ bung keo nhỏ, vừa hay to. Trường hợp giày bị hở keo đế nhẹ có thể dán đế giày. Trường hợp giày rớt hẳn phần đế ra khỏi thân, bung đế từ một phần tư giày trở lên thì lúc này dán đế giày cầu lông sẽ không bền nữa. Thay vào đó có thể sử dụng một cách khác thay cho dán đế chính là khâu may đế giày. Cần cân nhắc và lựa chọn phương pháp phù hợp trước khi thực hiện. Bạn có thể liên hệ qua fanpage Extrim để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về hai loại phương pháp này. 

Đế giày bị mài mòn

Một trường hợp thường thấy ở giày cầu lông là đế giày bị mài mòn quá mức. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm cho quá trình tập luyện. Gây trơn trượt, khiến người mang té ngã thậm chí là chấn thương. 

Giải pháp cho dán đế giày cầu lông bị mài mòn chính là thay thế mặt đế giày cho mặt đế đã cũ kia. Cách này khá phức tạp rất khó để có thể thực hiện tại nhà. Cho nên cách tốt nhất là mang đến các cơ sở sửa chữa giày chuyên nghiệp để dán mặt đế giày cầu lông mới.

Sau khi đôi giày được thay mặt đế mới sẽ có độ ma sát tốt, chắc chắn và kéo dài tuổi thọ của giày hơn. 

Dán đế giày cầu lông và những điều bạn cần biết-2

2. Hướng dẫn cách dán đế giày cầu lông đơn giản tại nhà

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại keo dán giày dép như: keo seaglue, keo 3M, keo con chó…Đây là ba loại keo được đánh giá là có hiệu quả nhất trong dán đế giày.

Cách dán đế giày cầu lông vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên bề mặt cần dán đế giày cầu lông. Chú ý làm sạch phần keo cũ, và làm khô bề mặt trước khi bắt đầu dán đế giày.
  • Không dùng tay mà dùng que gỗ hoặc tăm bông phết lớp keo mỏng lên cả hai bền mặt. Sau đó dùng lực ép chặt chúng vào nhau. Lưu ý không nên tùy tiện dùng tay phết keo, như vậy keo sẽ dính và làm hại da tay.
  • Để keo khô khoảng 3 phút, dung môi trong keo bay hơi đi. Lúc này chỉ còn keo đặc bám trên bề mặt cần dán. Chính vì vậy keo sẽ có độ bám dính tốt hơn.
  • Tiếp theo phết một lượng keo mỏng lên bề mặt cần dán đế giày cầu lông lần thứ hai. Dùng lực ép chặt thân và đế giày vào nhau. 
  • Để giày nơi khô ráo và thoáng mát. Không sử dụng giày ngay vì lớp keo chưa hoàn toàn phát huy tối đa công dụng kết dính. Tốt nhất để giày khoảng 2 – 3 ngày mới đeo là tốt nhất. Vì tính chất chơi thể thao là vận động mạnh và liên tục, nếu keo chưa bám kỹ rất dễ bung ra.

3. Những lưu ý sau khi dán đế giày thể thao

Một đôi giày có bền và đẹp hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cách vệ sinh, chăm sóc và bảo quản giày. Nếu một bề mặt dán nhiều lần sẽ mang đến hiệu quả không cao. Sau đây là những lưu ý để bảo quản giày đúng cách cả trước và sau khi dán.

  • Không ngâm giày trong nước khi vệ sinh. Việc ngâm giày trong nước sẽ vô tình thúc đẩy quá trình keo bị lão hoá nhanh hơn. Keo nhanh chóng bị giãn nở và giảm tác dụng kết dính.
  • Không phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp. Nắng mặt trời chẳng những khiến giày mau bạc màu, ố vàngmà còn dễ bị bung keo. 
  • Không sử dụng các dung dịch có hàm lượng chất tẩy quá mạnh để vệ sinh giày. Hãy dùng các sản phẩm chuyên dụng dành riêng cho giày như Crep Protect, Jason Markk,...
  • Chỉ sử dụng giày sau khi đã dán keo ít nhất 24 giờ.
  • Nên dùng keo chuyên dụng đế giày để gia tăng khả năng kết dính. Không nên dùng keo 502 vì loại keo giòn và dễ nứt, khả năng dính không cao. 
Dán đế giày cầu lông và những điều bạn cần biết-3

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình dán đế giày cầu lông và bảo vệ đôi giày của mình được tốt hơn. 

>>> Xem thêm Cần dán đế giày nhanh? đây là 7 loại keo tốt nhất cho đôi giày của bạn

>>> Xem thêm Cách dán đế giày chống trơn trượt

>>> Xem thêm Các loại miếng dán đế giày phù hợp cho từng mục đích

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

TRẢI NGHIỆM NGAY

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay