Không đo bàn chân trước khi mua giày
Một trong những lỗi phổ biến nhất mà những người mới bắt đầu chạy bộ mắc phải khi mua giày là họ không nhờ nhân viên đo độ dài bàn chân. Ở hầu hết các store giày, nhân viên sẽ sử dụng thiết bị Brannock để đo chiều dài từ gót chân đến ngón chân cũng như chiều rộng và chiều dài vòm bàn chân.
Tất cả các loại giày đều được thiết kế uốn cong tại một điểm, giống như bàn chân của bạn cũng sẽ hơi cong. Đôi giày phù hợp sẽ ghép hai điểm uốn đó lại với nhau.
Nhầm lẫn thể tích với chiều rộng
Thể tích giày là khoảng không gian bên trong giày. Mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy đo khoảng cách giữa các lỗ xâu dây giày bằng ngón tay. Điều này sẽ giúp bạn xác định xem một đôi giày chạy quá chật hay quá rộng.
Khi bạn thắt dây giày, giày phải vừa khít - không quá chặt cũng không quá lỏng và bạn nên luồn hai ngón tay vào giữa các lỗ xỏ dây. Nếu bạn dùng ba ngón tay thắt giày sẽ không đủ thể tích khiến giày quá chật. Một ngón tay thì lại khiến giày quá lỏng lẻo. Thắt giày bằng hai ngón tay là một sự lựa chọn vừa phải. Mang giày với độ rộng phù hợp sẽ giúp bạn tránh khỏi những chấn thương thông thường ở chân, chẳng hạn như chứng viêm cân gan chân.
Bạn ngại phải tăng size giày
Bàn chân thường không ngắn lại. Các cơ nhỏ ở bàn chân hỗ trợ cơ thể bạn hàng ngày, khiến bàn chân của bạn ‘lớn lên’ vì các cơ này kéo dài (trừ khi bạn chạy chân trần hoặc thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cho bàn chân).
Khi chọn size giày thể thao, nếu bạn đắn đo không biết nên upsize giày hay không, thì bạn nên biết nửa size chỉ chênh lệch 0.3cm; còn 1 size giày bằng chiều rộng của dây giày, gần 0.7cm. Upsize một nửa hay full size sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về độ thoải mái.
Ảnh hưởng từ bạn bè
Ba yếu tố quan trọng nhất bạn nên cân nhắc khi mua giày là độ vừa vặn, cảm giác khi mang và chức năng.
Khi mọi người dẫn theo một người bạn lúc mua giày, đôi lúc bạn bè sẽ làm lung lay khả năng phán đoán của bạn bằng cách nhận xét màu sắc và kiểu dáng giày bạn chọn.
Đôi khi những người mới tập chạy cũng sẽ để ý đến đôi giày mà bạn họ đang mang. Nhưng không có một đôi giày nào phù hợp với tất cả mọi người. Bạn có thể lắng nghe ý kiến của bạn bè khi mua giày thời trang, tuy nhiên đối với giày chạy bộ, cảm giác giày quan trọng hơn vẻ bên ngoài giày.
Đọc nhầm bài review giày
Đa số mọi người sẽ tin rằng “khi thứ gì đó phù hợp với bạn thì cũng sẽ phù hợp với người khác”. Đó chính là sai lầm mà nhiều người mua giày thường mắc phải khi tin theo những bài review phổ biến,
Hãy để ý đến sự am hiểu của reviewer với các loại giày trên thị trường, loại bàn chân của họ, họ có phải là người thường xuyên chạy bộ hay không? Hãy check kĩ độ tin cậy của bài review. Liệu đây có phải là loại trang web tổng hợp đủ thông tin để giúp người chạy lựa chọn hay họ chỉ cho bạn biết nên mua gì?
Hãy chú ý đến các bài review được các thương hiệu tài trợ hay các bài review quảng cáo đến từ các influencer.
Ngoài trọng lượng của giày, độ dày của đế cũng sẽ được đo (phần nằm giữa bàn chân của bạn và mặt đường), mức độ đệm của miếng cushion khi sải chân, và độ linh hoạt của bàn chân trước. Những tiêu chí trên đều được đo lường kĩ lưỡng trong các đánh giá của Runner’s World về từng chiếc giày.
Giày chạy bộ của bạn đã ‘có tuổi’
Thông thường, giày chạy bộ có tuổi thọ từ 500 đến 800 km, nhưng nhiều người không chú ý đến quãng đường đã đi có thể sẽ làm mòn giày. Một số đôi giày mới hơn với bọt nhẹ hơn thậm chí có thể hỏng sớm hơn khi đi chưa đến 500km.
Mang giày hư hỏng có thể dẫn đến chấn thương. Thậm chí nhiều người còn quyết định vá lại những đôi giày đã hỏng của họ. Các dấu hiệu khác để bắt đầu thay giày bao gồm các rãnh nhẵn, mòn ở dưới cùng của giày, các lớp bọt không đều ở một bên giày và đế không bằng phẳng. Nếu muốn sửa chữa những đôi giày này, bạn nên thay toàn bộ đế giày mới.
Bạn tránh đến những cửa hàng giày chuyên dụng
Thay vì đến một cửa hàng giày chạy bộ, nơi họ có thể được các chuyên gia phân tích bàn chân của mình, họ lại có xu hướng mua với giá rẻ hơn tại các cửa hàng bán lẻ hoặc đặt hàng trực tuyến.
Phân tích dáng đi và xác định các nhu cầu cụ thể của người mang, loại giày dành cho sức bền hay luyện tập thông thường—là những cân nhắc mà người mới chạy bộ có thể bỏ qua nếu họ không tìm đến những cửa hàng chuyên dụng. Không chỉ vậy, các cửa hàng chuyên dụng sẽ hỗ trợ tư vấn, đo kích thước bàn chân để bạn chọn đúng size giày thể thao.
Bạn quên rằng giày chỉ là một công cụ
Một sai lầm mà người chạy bộ có thể mắc phải là tìm kiếm một đôi giày như một "đơn thuốc" nhằm giúp khắc phục cách họ chạy hoặc giúp họ chạy theo một kiểu nhất định. Thay vào đó, những người chạy bộ nên tìm loại giày phù hợp nhất với cách cơ thể họ muốn di chuyển và mang lại trải nghiệm tốt nhất.
Hãy nhớ rằng: sức mạnh không nằm trong chiếc giày, nó nằm trong chính bản thân bạn.
>> Xem thêm:
Bảng size giày thể thao nam nữ chính xác và đầy đủ nhất