1. Cân nhắc nơi bạn dự định chạy
Bạn thường chạy bộ trên phố, trên những con đường địa hình hay những con đường rải sỏi? Các lựa chọn của bạn là giày chạy đường trường, giày chạy địa hình hay giày tập luyện đa năng.
2. Quyết định xem bạn muốn độ êm nhiều hay ít
Bạn có thích cảm giác như chạy trên mây với độ êm tuyệt đối hay cảm nhận được mặt đất sau mỗi sải chân? Sự lót đệm - độ dày chất liệu nằm dưới đế giữa và độ cứng của miếng xốp - cùng với độ sụt gót là hai yếu tố bạn cần cân nhắc về cấu tạo của một đôi giày chạy.
3. Suy nghĩ xem bạn có cần loại hỗ trợ đặc biệt cho đáng đi của mình không
Hầu hết những người chạy bộ đều chọn cho mình một đôi giày trung tính (neutral shoes), nhưng nếu bàn chân bạn có xu hướng lệch ra bên ngoài hoặc bên trong, bạn nên chọn những đôi giày có khả năng khắc phục tình trạng này.
4. Chắc chắn rằng đôi giày vừa với bạn.
Giày phải vừa vặn ngay từ mũi đến gót chân, không bị dư hay thiếu phần nào.
5. Một đôi giày chạy bộ nên có độ bền là bao lâu?
Thông thường, một đôi giày chạy bộ có tuổi thọ trong khoảng 400 đến 500 dặm chạy (3 tới 4 tháng cho một người chạy bộ bình thường). Hãy nhìn vào đôi giày của bạn, kiểm tra xem phần đế giữa và đế ngoài có bị nén hoặc mòn không. Nếu có thì đó là dấu hiệu bạn cần thay một đôi giày mới.
6. Bạn dự định sẽ chạy bộ ở đâu?
6.1. Giày chạy đường trường
Là loại giày thiết kế để chạy trên mặt đường, thỉnh thoảng trên bề mặt kết cấu đặc và vài trường hợp ngoại lệ.
Nhẹ và linh hoạt, được tạo ra giúp đôi chân cảm thấy nhẹ, ổn định trong quá trình chạy lặp đi lặp lại trên bề mặt cứng, phẳng.
Sự lựa chọn tuyệt vời cho những người chạy trên vỉa hè, đường, máy chạy bộ hoặc trên đường đua.
Giày chạy đường trường có đế phẳng hơn, mịn hơn tạo bề mặt phù hợp để chạy trên những con đường trải nhựa.
6.2. Giày chạy địa hình
Là loại giày được thiết kế cho các tuyến đường địa hình có đá, bùn, rễ cây hoặc các chướng ngại vật khác.
Có vấu lớn hơn (phần “đế” trên đế ngoài) so với giày chạy đường trường nhằm bám tốt hơn trên địa hình không bằng phẳng.
Đôi khi được gia cố bằng các tấm lót cứng dưới đế giày, bảo vệ bàn chân khỏi đá hoặc các vật sắc nhọn.
Thường có đế giữa cứng hơn nhằm hỗ trợ nhiều hơn trên những con đường mòn, bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng.
6.3. Giày tập luyện đa năng:
Là loại giày được thiết kế cho các hoạt động thể chất, rèn luyện cơ thể, tập luyện chéo hoặc bất kỳ hoạt động thăng bằng nào mà việc tiếp xúc với mặt đất được ưu tiên nhiều hơn một chiếc đế dày.
7. Bạn muốn cảm nhận được độ êm như thế nào?
Cảm giác đôi giày của bạn mang lại trong lúc chạy được quyết định bởi hai yếu tố của miếng đệm: độ cứng phần xốp và độ dày (còn gọi là chiều cao lớp đệm) của chất liệu giữa bàn chân và mặt đất. Vật liệu này trong đế giữa thường là một loại xốp (EVA hoặc Polyurethane) giúp hấp thụ các tác động khi chân bạn chạm đất. Từ những chiếc có độ êm tối đa đến những chiếc không có đệm, độ dày cùng với độ chắc chắn của miếng đệm lót bên dưới là vấn đề thuộc về sở thích cá nhân. Một số người chạy bộ muốn có cảm giác mềm mại, êm ái nhằm tăng sự thoải mái. Số khác lại không muốn hoặc không cần đệm nhiều như vậy, họ ưu tiên cảm giác chân thật trong mỗi sải chân. Vì vậy, hãy thử nhiều loại giày, cảm nhận chúng để đưa ra quyết định đúng nhất.
Một vài lựa chọn về miếng đệm:
Đệm tối đa: Là một lớp đệm dày ở phần đế giữa, đem lại cảm giác êm ái tuyệt đối. Những người chạy bộ thường thích sự thoải mái của lớp xốp dày hơn, êm hơn dưới chân khi chạy đường dài hoặc chạy trong các cuộc đua kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, những chiếc đệm này không dành cho tất cả mọi người bởi một số người sẽ không thích cảm giác bí chân.
Đệm vừa phải: Những đôi giày được thiết kế với chiếc đệm này tạo ra sự cân bằng giữa cảm giác mềm như bông và miếng đệm mỏng hoặc không có. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều loại giày khác nhau trong danh mục này.
Ít đệm: Giày có ít đệm ở phần đế giữa thường được ưa chuộng bởi những người muốn cảm nhận được sự liên kết với mặt đất bên dưới. Bởi vì họ nói rằng nó mô phỏng lại gần như tương tự với dáng vẻ tự nhiên trong khi chạy.
Giày chân trần (Barefoot shoes): Thuật ngữ này dùng để chỉ những đôi giày mang lại cảm giác gần giống như khi đi chân trần nhất. Nhiều loại sẽ không có đệm ở phần gót chân, chỉ một lớp rất mỏng - khoảng 3 đến 4mm - giữa chân và mặt đất, không có khả năng hỗ trợ hay ổn định cho chân bẹt.
8. Hiểu về độ sụt gót khi chọn giày chạy bộ
Giày chạy bộ truyền thống thường có độ chênh lệch từ 10mm trở lên. Phần gót sẽ có nhiều đệm hơn, dẫn đến việc chạm đất bằng gót chân khi di chuyển. Ngược lại, giày zero-drop có phần đệm giữa gót với mũi giày như nhau. Độ sụt gót càng lớn, bạn càng dễ dàng xuất phát chạy từ lòng bàn chân, thế nhưng nhiều người cho rằng sẽ cho ra sải chân yếu hơn với tư thế xuất phát bằng gót. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng độ sụt gót càng ít, gân Achilles (gân gót chân) của bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Đối với những ai đã quen với các đôi giày truyền thống, khi đổi sang bất cứ đôi giày lower-drop nào (có độ sụt gót thấp từ 0mm cho tới khoảng 8mm) thường phải tốn một khoảng thời gian làm quen với chúng.
Độ sụt gót và độ dày của đệm hoàn toàn không phụ thuộc vào nhau. Một đôi giày được trang bị rất nhiều đệm bên trong vẫn có thể có độ sụt gót ít hoặc gần như bằng không.
9. Bạn muốn đôi giày hỗ trợ mình như thế nào?
Chân của bạn tiếp đất như thế nào? Tiếp đất là cách bàn chân lật vào trong khi chạm đất, sau đó đẩy chân về phía trước theo cách tự nhiên. Có tổng cộng 3 loại tiếp đất và bạn có thể sẽ muốn những đôi giày hỗ trợ cho cách tiếp đất của mình. Các thương hiệu sử dụng các công nghệ và tính năng giày dép khác nhau nhằm giảm bớt các chuyển động dư thừa, giúp chân di chuyển mượt mà hơn.
10. Xác định cách tiếp đất của bạn.
Bạn có thể xác định cách tiếp đất của mình bằng cách nhờ chuyên gia về giày quan sát dáng bản thân khi chạy. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra độ mòn trên một đôi giày chạy đã sử dụng nhiều lần. Hãy dùng các hướng dẫn sau đây để xác định cách tiếp đất của bản thân và xem xét các mức độ hỗ trợ mà bạn cần:
11. Tìm mức độ hỗ trợ của giày bạn muốn
Khi bạn đã quyết định được chạy trên quãng đường như thế nào, tuỳ thuộc vào cơ cấu sinh học của bản thân, bạn sẽ tìm ra mức hỗ trợ của giày phù hợp, củng cố dáng đi của bạn. Có 3 loại giày hỗ trợ: giày trung tính, tăng ổn định và kiểm soát chuyển động (hỗ trợ cao).
Giày trung tính (Neutral shoes):
Phù hợp cho những người tiếp đất nhẹ, nhưng tốt nhất cho những người tiếp đất bằng lòng bàn chân hoặc má ngoài (bàn chân có xu hướng lật ra ngoài khi tiếp đất).
Đa số các đôi giày này thường không có khả năng kiểm soát chuyển động như "trụ trung gian" giúp gia cố mặt vòm mỗi đế giữa.
Giày tăng ổn định (Stability shoes):
Các đôi giày này có thiết bị ổn định nhằm kiểm soát độ nghiêng của bàn chân.
Thường bao gồm các thanh dẫn hướng kiểm soát chuyển động ở hai bên bàn chân.
Lựa chọn tuyệt vời cho những vận động viên điền kinh có xu hướng tiếp đất bằng má trong.
Loại giày này sẽ mềm hơn loại kiểm soát chuyển động.
Giày kiểm soát chuyển động (Motion control shoes):
Đây là đôi giày chạy bộ ổn định nhất, hạn chế tình trạng tiếp đất bằng má trong vừa và nặng. (Lưu ý: Những đôi giày này không phổ biến và thường chỉ bán ở các cửa hàng thể thao chuyên dụng.)
Tốt nhất cho những vận động viên điền kinh có biểu hiện tiếp đất má trong vừa và nặng.
Đặc trưng ở các trụ vững gia cố phần vòm chân ở mỗi bên đế giữa, gót cứng và thiết kế đc xây dựng để chống lại cách tiếp đất má trong.
Cấu tạo bên trong đặc biệt như gót cứng hoặc phần đệm dày hơn.
12. Chọn giày chạy bộ có kích cỡ phù hợp
Không có gì có thể tuyệt vời hơn việc thử giày trực tiếp để biết rằng kích cỡ giày có phù hợp hay không. Dưới đây là vài mẹo giúp bạn chọn được size giày phù hợp nhất.
Đo kích cỡ của cả hai chân: Kích cỡ chân bạn sẽ thay đổi theo thời gian nên việc đo kích cỡ khá quan trọng khi thử một đôi giày chạy bộ mới.
Thử giày vào cuối ngày: Bàn chân của bạn sẽ to lên trong ngày và to nhất vào cuối ngày. Cách này sẽ giúp bạn hạn chế được trường hợp mua giày quá nhỏ so với chân.
Chừa một khoảng trống bằng với bề ngang ngón tay cái ở mũi giày: Để đảm bảo được rằng các ngón chân sẽ có thể dịch chuyển trong lúc vận động. Chiều rộng nên vừa với chân nhưng vẫn có một khoảng trống nhỏ để các ngón chân thoải mái di chuyển, tránh bị cọ xát. Dây giày nên được thắt chặt vừa phải, không quá bó.
Thử cả đôi giày: Bàn chân của một số người sẽ không đều nhau, một bên thường có xu hướng to hơn bên còn lại. Hãy thử cả hai bên trái và phải để tìm ra được size giày vừa vặn nhất.
Mang theo miếng lót giày, vớ chạy bộ hoặc các dụng cụ chỉnh hình chân (nếu có): Chúng sẽ ảnh hưởng đến size giày của bạn.
Hãy chắc chắn rằng chúng thoải mái ngay từ lần mang đầu tiên. Bạn không cần tốn thời gian làm quen với những đôi giày này.
Tham khảo thêm thị trường bổ sung của miếng lót giày (hay còn gọi là đệm chân). Đế trong được thiết kế với các mẫu khác nhau: tăng sự thoải mái, hỗ trợ, giúp vừa vặn hơn - hoặc cả ba.
Cẩn thận với các bảng size của từng thương hiệu. Mỗi thương hiệu sẽ có mẫu chân độc quyền riêng, hay còn gọi là "last giày" (khuôn giày mô phỏng hình dạng bàn chân), bạn sẽ chọn được size giày phù hợp khi chân gần bằng với last giày của thương hiệu đó. Chuyên gia về giày dép sẽ biết rõ vấn đề này, thế nên, một buổi thử giày trực tiếp trong cửa hàng khá quan trọng.
Thắt dây giày đúng cách: Một số kỹ thuật thắt dây sẽ cải thiện được độ vừa vặn của đôi giày. Ví dụ cách thắt vòng lặp sẽ giúp cố định gót chân. Thắt kiểu cửa sổ (window lacing hoặc box lacing) giúp giảm được áp lực lên phần đầu bàn chân.
Bảng size giày chạy bộ theo chiều dài và rộng bàn chân.
Đo chiều dài và rộng bàn chân, sau đó so sánh với các bảng dưới đây để tìm ra size giày phù hợp nhất.
Giày sử dụng để chạy bộ một thời gian dài sẽ không tránh khỏi các hư hỏng như hở keo, bung đế, hư đế,... Nếu gặp các tình trạng này bạn hãy liên hệ Extrim để sửa chữa nhé. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành Chăm sóc giày, Extrim có thể xử lý gần như mọi vấn đề ở giày. Tham khảo các dịch vụ Chăm sóc giày chạy bộ của Extrim nhé.
Xem thêm: