Cách vệ sinh giày chạy bộ tại nhà đúng chuẩn

Đội ngũ Extrim | 30.03.2023
Những vết trầy, bùn đóng cục và vết cỏ trên giày chạy bộ của bạn là những dấu hiệu đáng tự hào. Một chút bụi bẩn ở đây cho thấy chúng đang được sử dụng tốt, nhưng đừng để nó vượt quá tầm kiểm soát. Dưới đây là cách vệ sinh giày chạy bộ và kéo dài tuổi thọ của chúng.

1. Tần suất vệ sinh giày chạy bộ 

Đây là câu hỏi ai cũng thắc mắc khi nhắc đến chuyện vệ sinh giày dép. Bạn cần hiểu được sự khác nhau giữa: lau chùi làm sạch giày và vệ sinh giày.

Đối với vệ sinh giày, thường sẽ có hai loại người: ghiền vệ sinh giày (giặt thường xuyên, đều đặn) và ngán vệ sinh giày (rất ít khi giặt, khi nào giày dơ lắm mới giặt). Vậy tần suất vệ sinh giày sao mới đúng?

Theo như các chuyên gia, tần suất vệ sinh giày hợp lý là 2 tuần/ lần và nên vệ sinh bằng tay để không gây hư form. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt tùy theo mức độ sử dụng giày. Nếu bạn chỉ mang giày trong phòng gym, văn phòng, các nơi sạch sẽ,… thì vệ sinh giày 1 tháng/ lần. Còn nếu bạn nào hay chạy đường trail hay đường mưa bùn sình, nên vệ sinh giày 2 tháng/ lần để tránh giày bị lên mốc, gây ghẻ lở.

Ngoài ra, bạn vẫn có thể lau chùi và làm sạch giày mỗi ngày nếu thấy thích. Hãy dùng khăn vải/ khăn bông mềm lau sạch bụi bẩn trên giày và dùng bàn chải để chà các vết bùn đất bám trên giày sau mỗi buổi chạy. Điều này sẽ giúp giày luôn sạch sẽ và tăng tuổi thọ cho keo giày từ đó hạn chế tình trạng hở đế, bung keo.

Extrim
 

2. Cách vệ sinh giày chạy bộ

Khi vệ sinh giày tại nhà, điều quan trọng nhất làm sao để không làm ảnh hưởng đến chất liệu, form và keo giày. Sau đây là hướng dẫn vệ sinh từng bộ phận của giày chạy bộ:

  • Thân giày: nên dùng các dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng đối với những dòng giày có chất liệu da, Gore-Tex hoặc màng chống thấm. Đối với các loại giày còn lại như giày vải, bạn có thể pha nước và xà phòng để chà giày. Nếu có các vết bẩn cứng đầu hãy pha thêm một chút thuốc tẩy nhẹ để làm sạch.
  • Miếng lót giày: Pha hỗn hợp sau để chà miếng lót giày: 1 phần giấm, 2 phần nước, xà phòng, baking soda. Dùng bàn chải chà nhẹ trên miếng lót rồi đem đi phơi khô.
  • Đế giày: Đế giày là bộ phận dơ nhất trên giày chạy bộ. Pha hỗn hợp nước và xà phòng sau đó dùng bàn chải lớn chà mạnh trên đế đế giày cho đến khi sạch hẳn. Với những phần bùn đất bẩn bám chặt thì xả dưới vòi nước rồi cọ sạch.
Extrim
 

3. Một số lưu ý khi vệ sinh giày chạy bộ

  • Không nên vệ sinh giày liên tục sau mỗi buổi chạy: Nếu bạn nhúng nước giày quá thường xuyên sẽ khiến đế giày bị bung keo, thân giày bị bạc màu và hư da giày. Vì vậy giày sẽ mau cũ và xuống cấp
  • Không giặt giày bằng máy giặt: Nhiều bạn quá bận rộn nên vệ sinh giày bằng máy giặt cho nhanh chóng. Tuy nhiên hậu quả là giày bị hư form, keo sớm bị lão hoá, da giày bị bong,… Nếu bạn không có thời gian thì chỉ nên giặt máy 1 lần/ tháng hoặc gửi đến các spa chuyên chăm sóc giày. Chi phí vệ sinh giày từ khoảng 70.000 – 150.000 VNĐ. Tham khảo dịch vụ Vệ sinh giày thể thao của Extrim – một trong những spa giày lớn nhất HCM tại đây.
  • Tuyệt đối không bỏ giày vào máy sấy: Nhiệt độ của hơi sấy sẽ làm hỏng chất liệu của thân giày, bóp méo hình dáng giày đồng thời gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng keo dán của đế giày.
  • Không ngâm giày trong nước quá lâu: Chúng ta thường hay ngâm giày trong nước để làm mềm da và ra bớt bùn đất. Tuy nhiên bạn nên biết rằng giày khác với quần áo vì nó có keo dán giữa đế giày và thân giày. Keo dán khi bị vào nước sẽ lão hoá dẫn đến không kết nối được thân và đế nữa. Tốt nhất bạn hãy dùng vòi nước xịt thẳng vào giày để loại bỏ vết bẩn, nhanh gọn lẹ.
  • Dùng giấy báo nhét vô giày sau khi giặt xong: Bạn có để ý rằng giày mới đều được nhét giấy bên trong lòng giày không. Tác dụng của giấy là giữ form giày không bị dẹp, méo mó. Vì vậy sau sau mỗi lần vệ sinh giày xong, bạn hãy vò một ít giấy báo rồi nhét vào giày rồi hãy đem phơi nhé. Lưu ý lựa giấy bào ít hình để không bị lem màu ra giày

Giày sử dụng để chạy bộ một thời gian dài sẽ không tránh khỏi các hư hỏng như hở keo, bung đế, hư đế,... Nếu gặp các tình trạng này bạn hãy liên hệ Extrim để sửa chữa nhé. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành Chăm sóc giày, Extrim có thể xử lý gần như mọi vấn đề ở giày. Tham khảo các dịch vụ Chăm sóc giày chạy bộ của Extrim nhé.

Xem thêm: 

Sưu tầm và biên tập: Ánh Tuyết

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

icon_zaloicon_zaloicon_zalo