CÁCH SỬA GIÀY CAO GÓT BỊ HƯ GÓT TẠI NHÀ

Đội ngũ Extrim | 14.03.2023
Extrim
Sau thời gian sử dụng, gót giày sẽ bị mòn đi và bạn cần thay chúng. Nếu là giày cao gót, bạn sẽ sửa giày bằng cách thay gót giày mới. Nếu giày bị mòn phần da, bạn phải tiến hành thay thế. Gót giày thường bị tình trạng bẩn do bùn đất, xước hoặc xé rách khi sử dụng, tuy nhiên việc vệ sinh và sửa chữa là hoàn toàn có thể.

1. Sửa nút bịt giày cao gót 

Chuẩn bị một bộ nút bọc gót giày vừa với đế cần sửa giày 

Bộ nút bọc gót giày cao gót là miếng cao su nhỏ có đính đầu kim loại để gắn vào đế giày. Bạn mua bộ gót có sẵn với nhiều kích cỡ khác nhau hoặc đo và mua theo kích thước của giày. Phải chắc chắn màu sắc trùng với nút bọc gót giày cũ. Bạn có thể mua bộ gót giày tại cửa hàng sửa giày hoặc mua trực tuyến. 

Cách sửa giày 

Dùng kìm mũi nhọn nhổ nút bọc gót cũ

Khi nhổ, bạn phải thao tác chậm chậm, xoay nhẹ vì nút được đóng vào khá chặt. Nếu phần cao su của nút bịt đã bong ra, bạn siết phần kim loại để nhổ nút bịt. Không siết vào phần gót chính vì sẽ làm hỏng. Hãy thay nút bịt khi còn phần cao su chưa tuột khỏi đế vì dễ thực hiện.
Đóng nút bọc mới vào gót giày 

Lấy nút bọc, đóng đầu có kim loại vào phần lỗ có sẵn ở gót giày. Giữ nút vuông góc với mặt gót để dễ điều chỉnh khi hoàn thiện. Nhấn nút bọc càng chặt càng tốt. Đặt giày trên mặt phẳng để nhấn nút bọc càng sâu càng tốt. Không nhấn lực quá mạnh lên gót để tránh bị bể. 

 

nút bọc mới vào gót giày.jpg


Dùng búa đóng nút bịt

Giữ chặt giày trên mặt phẳng cố định. Dùng búa đóng nhẹ vào phần nút bịt để nút ăn sâu vào gót giày. Không đóng búa quá mạnh vì có thể làm bể gót hoặc làm cong nút bịt.

Chỉnh sửa lại nút bịt để hoàn thiện

Dùng kìm mỏ nhọn giữ chặt phần đầu bịt sau đó vặn sao cho các đường của đầu bịt ở vị trí thẳng góc với gót giày. Lúc này, sau khi sửa giày thì đôi cao gót của bạn đã sẵn sàng để sử dụng. 

2. Sửa giày - thay gót của đế giày da

Mua đế giày cần thay thế theo loại giày của bạn

Các sản phẩm này bạn có thể mua trực tuyến hoặc ở các cửa hàng sửa giày. Đối chiếu loại gót giày bạn chuẩn bị thay thế để trùng khớp về quy cách. Phải chắc chắn gót giày mới có đủ ma sát chống trượt.

  • Bạn cần phải thay thế gót giày khi đế giày còn nguyên vẹn.
  • Nếu bạn không thể tìm được đế giày đúng kích thước với đế cũ, bạn nên mua loại lớn hơn, sau đó gọt bớt phần thừa. 

Dùng kìm gỡ bỏ phần đế cũ.

Kéo phần đế cao su từ từ ra khỏi đế giày bằng cách: một tay giữ chặt phần mũi giày tỳ xuống dưới, tay còn lại dùng kìm kéo theo hướng ngược lại cho đến khi gót giày hoàn toàn tách khỏi đế. Chỉ cần gỡ bỏ phần cao su trên đế, nếu phần nền đế bị hỏng, bạn tiến hành theo cách tương tự.

thay gót của đế giày da.jpg

Dùng máy chà nhám để tẩy phần keo thừa và làm phẳng phần đế giày cao gót.  

Lưu ý khi sử dụng máy chà nhám bạn phải đeo kính bảo hộ để đảm bảo an toàn, tránh các mảnh vụn bay vào mắt. Bật công tắc máy, giữ chặt đế giày trên máy chà, đảm bảo đế được làm phẳng. 

  • Bạn có thể dùng loại giấy nhám độ mịn 120, nhưng sẽ không đạt được độ mịn hoàn hảo.
  • Không sờ vào phần máy chà khi máy đang chạy vì có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng.

Dán gót giày

Xoa keo lên phần gót giày mới và đế giày, để khô trong 15 phút.

Sửa giày cao gót bằng keo dán có tác dụng dán chặt phần đế và gót giày. Bôi một lớp keo mỏng lên hai bề mặt tiếp xúc, để từ 10 đến 15 phút để keo phát huy hiệu quả tốt nhất. 

  • Bạn mua keo ở các cửa hàng bách hoá hoặc tiệm sửa giày.
  • Thực hiện ở nơi thoáng gió vì keo có thể gây ra mùi khó chịu, hoặc gây dị ứng khi hít phải.

Dán gót giày vào đế giày

  • Khi keo khô từ 10 đến 15 phút, đặt gót giày sao cho vừa với đế, sau đó ép chặt phần gót vào phần đế, giữ cố định từ 30 đến 60 giây. Keo sẽ khô ngay, bạn có thể thực hiện ngay bước tiếp theo. 
  • Gót sẽ dính chặt vào đế ngay khi bạn dán vào, luôn đặt gót trùng với đế.
  • Dùng búa gõ nhẹ vào phần vừa dán để keo dính tốt hơn.

Gọt bỏ các phần thừa

  • Khi thấy phần gót giày có phần cao su bị thừa, bạn dùng dao để gọt bớt các phần thừa sao cho gót vừa bằng với đế giày cũ. 
  • Giữ chặt dao để tránh bị tuột gây nguy hiểm khi thao tác.

Cố định gót bằng đinh đóng giày

  • Đinh đóng giày dài từ 1.3 - 2.2 cm, có tác dụng giữ gót cố định vào đế. Đặt đinh lên gót và dùng búa đóng nhẹ sao cho đinh ăn từ gót giày vào đế. Dùng từ 3 đến 5 đinh là đủ. 
  • Bạn mua đinh đóng giày tại cửa hàng bách hoá hoặc cửa hàng sửa giày.
  • Bạn không cần đóng đinh, nhưng nếu đóng, gót giày sẽ chắc chắn hơn.

3. Vệ sinh

Tẩy các vết xước bằng kem đánh răng

Ngoài sửa giày khi hỏng thì vệ sinh giày cao gót cũng là bước quan trọng. Bôi một lượng kem đánh răng vào khăn, sau đó chà theo hình tròn lên phần gót giày đang bị xước. Nếu bạn vẫn thấy vết xước, lặp lại thao tác đến khi gót giày nhẵn hoàn toàn.  

  • Bạn cũng có thể dùng gel gốc dầu hoả thay cho kem đánh răng.
  • Không dùng kem đánh răng hoặc gel có màu vì gây loang màu.
Tẩy các vết xước bằng kem đánh răng.jpg

Dùng nước tẩy sơn móng tay để xoá các vết trên giày

  • Thấm một ít nước tẩy sơn móng tay vào góc khăn, chà theo hình tròn lên các vết xước trên gót giày cho đến khi nó sạch hoàn toàn. 
  • Không dùng vải nhám sẽ làm xước và hỏng phần cao su

Dùng dung dịch bảo dưỡng da để lấp các lỗ trên gót giày

  • Dung dịch bảo dưỡng da giúp phục hồi và che đi các lỗ. Dùng một dụng cụ nhỏ để thoa đều dung dịch lên bề mặt da cần bảo dưỡng. Đè một miếng màn có sẵn lên vùng cần xử lý, để khô trong 24 giờ. Sau đó lột nhẹ miếng màn che, bạn có thể sử dụng giày. 
  • Bạn có thể mua dung dịch bảo dưỡng giày ở các cửa hàng sửa giày.
  • Phải chắc chắn màu sắc của dung dịch bảo dưỡng trùng với màu của gót giày cần xử lý.

>> Xem thêm

KEO DÁN ĐẾ GIÀY THỂ THAO TỐT NHẤT: SHOE GOO HAY GORILLA?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬA GIÀY CỦA BẠN? ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM

CÁCH SỬA GIÀY BỊ HỞ ĐẾ MÀ KHÔNG CẦN DÙNG KEO DÁN ĐẾ GIÀY THỂ THAO

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

icon_zaloicon_zaloicon_zalo