Cách để chọn giày chạy địa hình phù hợp với từng loại chân

Đội ngũ Extrim | 31.03.2023
Nếu bạn muốn trải nghiệm đi bộ trên đường mòn theo một cách mới hoặc bạn hay chạy ở thành thị muốn đổi gió, tiếng gọi chạy địa hình khó có thể cưỡng lại được. Trước khi phóng lên các ngọn đồi, bạn cần chọn một đôi giày được thiết kế đặc biệt hơn trên đường phố. Giày chạy địa hình khác giày chạy thông thường ở các đặc điểm sau:

Ma sát trên địa hình gồ ghề: đế gai tăng ma sát giúp bạn tự tin di chuyển trên đường đất, bùn, sỏi, rễ cây, đá.

Bảo vệ bàn chân: Nhờ các tính năng bên trong và ngoài giày bảo vệ bàn chân tránh khỏi các tác động của đá, rễ cây. Vật liệu bền bỉ chịu được mài mòn, chống rách. 

Kết cấu cứng cáp: vận động viên chạy địa hình tập luyện cách hạn chế xoay chân quá mức. Hơn nữa, chạy địa hình đòi hỏi bước chân ngắn, không đồng đều khi tiếp đất nên kiểm soát độ lật trong của bàn chân không phải là vấn đề quan trọng. 

Bài viết này bao gồm bốn chủ để giúp các vận động viên chạy địa hình chọn được đôi giày tốt nhất. 

 

  • Loại giày: Bạn chạy địa hình nhẹ, gồ ghề hay vượt địa hình
  • Đệm giày: có các lựa chọn từ đệm chân đất (không đệm) đến loại đệm tối đa
  • Kích thước từ gót đến mũi giày: kích thước sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất chạy của bạn
  • Sự vừa vặn: đây là yếu tố quan trọng nhất, cần có sự hỗ trợ của chuyên gia và bạn cũng nên sẵn sàng để thay đổi các lựa chọn. 

1. Loại giày

Lựa chọn loại giày tuỳ thuộc vào dạng địa hình bạn dự kiến sẽ chạy. Hãy đưa ra các dự đoán: nếu bạn tập thường xuyên, một đôi giày có tuổi thọ từ 4 đến 6 tháng, nói cách khác, bạn có cơ hội để sử dụng những đôi giày khác phù hợp hơn. 

Giày chạy địa hình được chia thành 3 nhóm chính:

cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_1_90ab410fcb.jpg (900×399)

Giày chạy địa hình nhẹ (light trail) có thiết kế để tập trên bề mặt địa hình đồng nhất như các tuyến dập lửa, đường rải sỏi hoặc các ngọn đồi trập trùng. Loại giày này có trọng lượng và cấu trúc tương đương với giày chạy thông thường, bao gồm đặc điểm như sau:

  • Bảo vệ bàn chân khỏi đá và rễ cây
  • Kiểu dáng nhẹ để duy trì tốc độ nhanh
  • Cấu trúc có độ cứng vừa phải để ổn định bàn chân
  • Đế giày có gai để ma sát trên đường đất. 
  • Một vài đôi có lớp đệm đế dày giúp di chuyển thoải mái trên từng cây số. 
  • Một số đôi khác có lớp đệm đế mỏng tạo cảm giác tiếp xúc nhiều hơn với đường trail
cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_2_441afbec00.jpg (900×399)

Giày chạy địa hình gồ ghề được thiết kế để chạy trên các đường mòn đi bộ, đây là nhóm có phạm vi bao trùm nhiều dạng đường khác nhau từ các đường mòn cho các kỹ sư làm nghiên cứu đến các đường khai thác bị bỏ hoang. Giày chạy địa hình dạng này có các đặc điểm sau:

  • Có tấm bảo vệ gia cố phần mũi và đế giày để bảo vệ khỏi đá sỏi, rễ cây. 
  • Chất liệu chắc chắn và chồng lên nhau để tránh rách do các loại gai nhọn, gai móc
  • Đệm đế giày đàn hồi để hấp thụ lực khi xuống dốc hoặc bước lên đá. 
  • Phần thân trên có thiết kế cứng cáp để hỗ trợ và ổn định bàn chân trên các bề mặt gồ ghề; một số mẫu được gia cố thêm ống chân bên trong làm tăng độ cứng cho lớp đế giữa. 
  • Gai đế đa dạng để cung cấp lực bám hoặc dừng ở mọi góc độ. 
  • Đế có cấu trúc gồm các gai dày, đa điểm, đa hướng để tăng ma sát trên đất mềm hoặc bùn; gai có khoảng cách rộng để bùn đất không dính. 
  • Một số loại giày có đế cao su mềm để tăng cường ma sát khi đi trên đá trơn trượt hoặc nền gỗ. Ngược lại, đế giày cao su cứng, ít bám nhưng bền
cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_3_8d375c9e64.jpg (900×399)

Nếu bạn dự định chạy ở địa hình thử thách, giày vượt địa hình là lựa chọn phù hợp vì chúng vừa mang những đặc điểm của giày chạy địa hình gồ ghề (rugged trail) như trên kèm theo những tính năng cải tiến

  • Vật liệu đàn hồi hơn, đế giữa cấu tạo bằng xốp polyurethane thay vì xốp EVA trên giày địa hình gồ ghề  
  • Cấu trúc giày được cường lực, nghĩa là thân giày khó bị xoắn bởi tác động lực, đặc điểm này hết sức quan trọng trong lúc di chuyển khi bàn chân tiếp đất trên bề mặt phẳng. 
  • Chạy off trail bạn sẽ đối mặt với các con suối, vũng lầy hoặc thời tiết khắc nghiệt, nên những đôi giày này được bổ sung thêm tính năng chống thấm 

Một số người mua giày chạy địa hình để đi bộ leo núi, đi bộ địa hình đường dài để giảm khối lượng. Tuỳ thuộc vào khối lượng balo, độ cứng địa hình, độ cứng bàn chân mà bạn cảm thấy chúng thoải mái hơn hay không. Nếu thực sự quyết định chọn loại giày này, hãy cân nhắc mẫu giày vượt địa hình vì độ bền cũng như các tính năng hỗ trợ so với giày chạy địa hình gồ ghề hoặc địa hình nhẹ. 

 

2. Lựa chọn Đệm giày

Đệm giày, hay gọi độ cao đệm giày, không thay đổi trong nhiều năm cho đến khi phát minh ra giày không có lớp đệm đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành giày dép. Vài năm sau đó, có một xu hướng mới khi giày có lớp đệm ồ ạt tung ra thị trường. 

Dưới đây là các loại đệm giày để bạn lựa chọn: 

cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_4_4e0b892495.jpg (900×399)

Giày không đệm (barefoot): đây là loại giày không có đệm, mang lại cảm giác tiếp xúc với đường mòn dựa trên phần cơ sinh học. 

Đệm tối giản (minima): là loại giày phù hợp với các người chạy muốn có trải nghiệm tiếp xúc với bề mặt đường mòn nhưng không thoải mái với giày có đệm toàn phần

Đệm trung bình (moderate): dùng cho các đôi giày chạy trail truyền thống, lớp đệm vừa đủ để bạn thoải mái chạy trên những đường mòn nhiều đá và rễ cây. 

Đệm tối đa (maximum): đế giữa có lớp đệm dày. Những người thích giày có đệm giày cho biết đệm giày tối đa làm giảm áp lực lên các khớp cũng như mệt mỏi trên các quãng đường dài. Tuy nhiên nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, bạn sẽ giảm hiệu quả chạy với loại giày này. 

3. Chỉ số Heel-to-Toe Drop

Chỉ số Heel-to-toe drop là độ cao gót mũi giày,  liên quan đến chiều cao độ đệm, có phạm vi từ 0 đến 12mm:

Giày không đệm: độ cao gót mũi 0mm.

Giày đệm tối thiểu: độ cao gót mũi từ 0 đến 4mm.

Giày đệm trung bình và tối đa có nhiều độ cao gót mũi khác nhau

cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_5_6169f26635.jpg (900×238)

Để chọn được độ cao gót mũi phù hợp nhất, hãy xem xét các lời khuyên sau: 

Có kích thước bằng gót giày chạy đang dùng: Bạn nên tránh để làm lộn xộn cơ sinh học của bản thân. Và cũng lưu ý ngay cả khi bạn mua một đôi giày cùng thương hiệu cũng cần kiểm tra độ cao gót vì thỉnh thoảng nhà sản xuất thay đổi độ cao gót mũi giày khi cập nhật các mẫu mới. 

Nếu bạn không có giày chạy bộ, hãy xem những đôi giày khác: việc đầu tiên hãy xem các đôi giày thể thao bạn đang sở hữu, nếu không có, hãy nhìn các đôi giày bình thường. Hầu hết các đôi giày có chỉ số heel to toe drop trung bình, nên tránh các đôi có độ đệm bằng 0mm và trên 12mm. Trường hợp bạn thường xuyên mang giày đế bằng hay dép xỏ ngón, giày đế thấp là lựa chọn phù hợp. 

Giày thấp gót hỗ trợ tiếp đất bằng bàn chân giữa hoặc bàn chân trước. Loại giày này tạo sự thăng bằng tốt hơn giúp bạn tiếp đất ổn định. Tính năng này thường thấy ở giày không đệm hoặc đệm tối giản mà không phải ai cũng phù hợp. 

Nếu bạn đang cân nhắc việc thay đổi sang giày không đệm hoặc đệm tối thiểu, cần thời gian để làm quen. Cơ thể cần có những điều chỉnh để thích nghi với loại giày này. 

Lưu ý: bạn có thể lựa chọn giày có đệm trung bình hoặc tối đa có gót thấp. Chuyển đổi từ giày gót cao có đệm tốt sang giày có đế thấp có đệm tốt thường hay xảy ra khó chịu, cần thời gian để thích nghi. 

4. Sự vừa vặn

Sự vừa vặn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một đôi giày có nhiều đánh giá tốt nhưng không phải là đôi giày tuyệt vời nếu không vừa chân. Ngoài chiều dài và chiều rộng, sự vừa vặn còn đi kèm nhiều yếu tố khác. Vì bàn chân có cấu tạo sinh học phức tạp nên những yếu tố như vòm bàn chân, chiều dài vòm, thể tích bàn chân cần được xem xét. 

cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_6_27580bf51c.jpg (900×436)

Xem xét về hình dáng: mỗi thương hiệu sản xuất giày theo hình dáng bàn chân. Mục tiêu của bạn là tìm đúng các thương hiệu sản xuất giày gần tương tự cấu trúc bàn chân của bạn. Từ đó, bạn sẽ có cơ hội mua những đôi giày vừa vặn khi mua sắm trực tuyến. 

Đừng cho rằng bạn biết kích thước giày của mình: bàn chân con người thay đổi theo tuổi tác, nên đo chân mỗi lần mua giày. Ngoài ra bạn phải tính đến trường hợp bàn chân to hơn khi chạy, nên cần chọn một đôi giày vừa vặn. 

Đánh giá độ vừa vặn: chuyên gia trong lĩnh vực giày dép có thể đánh giá kích thước và hình dáng bàn chân và sẽ tư vấn cho bạn về thương hiệu giày phù hợp. Hầu hết các cửa hàng giày có thể giúp bạn việc này, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị trước. Nên đến cửa hàng lúc không quá đông đúc, đi vào thời điểm cuối ngày vì lúc đó bàn chân bạn là lớn nhất để đảm bảo giày vừa vặn. Ngoài ra các chuyên gia giày dép còn có thể hỗ trợ bạn những lớp lót chỉnh hình theo bàn chân. 

 

Bảng kích thước chiều dài và chiều rộng giày chạy

Do chiều dài và chiều rộng bàn chân theo hướng dẫn trong video, sau đó đối chiếu với bảng kích thước bên dưới để tìm kích thước phù hợp nhất

 

Bảng kích thước độ dài giày chạy nữ

cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_7_faf299cd32.jpg (900×450)

Bảng kích thước độ dài giày chạy nam

cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_8_47c430d82b.jpg (900×450)

Bảng kích thước bề rộng giày chạy nữ

cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_9_8164600919.jpg (900×450)

Bảng kích thước bề rộng giày chạy nam

cach_de_chon_giay_chay_dia_hinh_10_46e5a27e1d.jpg (900×450)

Xem thêm: 

Lịch sử 45 năm của dòng Nike Cortez 

12 Mẹo vệ sinh giày và bảo quản giày cực hay mà SneakerHead không nên bỏ qua

Cách khử mùi hôi giày bằng Baking Soda

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

TRẢI NGHIỆM NGAY

BÌNH LUẬN

icon_zaloicon_zaloicon_zalo