1. Lí do hình thành nấm mốc trên da giày
Nấm mốc là tên gọi chung của một nhánh lớn của nấm kí sinh trên vật chất sống. Nấm mốc có ở khắp mọi nơi, và ở một số khu vực. Chúng tập trung lại để phát triển thành một quần thể lớn hơn. Đây chính là lúc nấm mốc trở nên đáng lo ngại. Chúng ta thường thấy nấm mốc trên thức ăn, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi khác, chẳng hạn trên da giày.
Khi da giày được nhuộm nâu, da được bảo quản theo nhiều cách để ngăn nấm mốc xuất hiện. Tuy nhiên, da là một vật chất sống nên nó có chứa chất Tanin tự nhiên, sáp tự nhiên và một lượng nhỏ dầu tùy vào loại da. Sau đó, da được xử lý bằng các loại sáp và dầu khác nên việc thêm vào các chất hữu cơ này có thể để lại một vài vết bẩn trên da, tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi nảy nở.
Độ ẩm cao ở trong môi trường thiếu ánh sáng cộng thêm không khí không được lưu thông là điều kiện thích hợp để nấm mốc dễ dàng phát triển. Căn bản thì việc để giày da ẩm ở tủ kín hoặc những nơi tương tự chẳng khác gì bạn đang tạo cơ hội cho nấm mốc hình thành (các đồ vật bằng da khác cũng tương tự).
2. Cách ngăn ngừa nấm mốc trên da giày
Có 2 nguyên nhân chính để hình thành nên mốc: tình trạng của giày và nơi cất chúng.
Đối với tình trạng của giày
Giả sử bạn đi ra ngoài trời mưa lớn và đôi giày bạn thì ướt sũng thì bạn cần tuyệt đối cẩn thận đấy.
Đầu tiên, lau giày sạch bằng một chiếc khăn sạch ẩm để loại bỏ bớt đất bẩn.
Không nên phơi khô ở nơi ẩm ướt, lý tưởng nhất là ở ngoài trời nắng (tùy trường hợp). Nếu chúng bị ướt mưa, không nên để qua đêm ở ngoài trời vì khi đó độ ẩm sẽ cao hơn. Hoặc bạn có thể để trong phòng ở nhiệt độ thường.
Không nên làm khô nhanh bằng nguồn nhiệt trực tiếp như máy tản nhiệt, máy sấy… vì da sẽ bị kéo căng quá mức. Trong trường hợp xấu nhất da sẽ bị nứt gãy.
Hãy đảm bảo rằng giày được đặt ở nơi thoáng khí, đặt giày nghiêng về một bên trên một bề mặt không phẳng để không khí được lưu thông, hoặc treo giày lên.
Đế giày là nơi dễ bị nấm mốc tấn công nhất nếu bị dính nước mưa và bị đặt trên một mặt phẳng không thoáng khí, vì phần đế thường tiếp xúc với đất bẩn nhiều hơn phần thân trên.
Không nhét cây giữ form khi giày ướt
Không nên nhét cây giữ form giày vào nếu giày bị ướt nước mưa. Giày sẽ khô nhanh hơn nếu bạn nhét giấy báo vào để hút ẩm. Nhớ thay giấy khi chúng đã thấm hết nước mưa. Khi giày đã khô hơn một chút thì mới nên nhét cây giữ form giày vào để giữ dáng cho giày.
Cây giữ form giày bằng gỗ có thể hút ẩm, và quan trọng hơn là để da giày được thở (so với cây giữ form giày bằng nhựa làm bí da giày). Điều này rất tốt cho giày sau mỗi lần sử dụng do độ ẩm từ mồ hôi. Tuy nhiên như đã đề cập, nếu giày bị ướt nước mưa thì ngay cả cây giữ form giày bằng gỗ cũng không làm khô giày một cách triệt để được.
Nơi cất giày
Đối với điều kiện tủ đựng giày để hạn chế nấm mốc, mọi người hay mắc phải một số lỗi như sau. Thông thường, giày được cất ở trong tủ kín, đây là môi trường không lý tưởng vì không khí không lưu thông được. Nếu bạn có tủ giày, cố gắng để không khí được lưu thông. Cách đơn giản nhất là để hé cửa tủ một chút, hoặc khoan một vài lỗ lớn ở mặt sau tủ. Tốt nhất bạn không nên để giày trên mặt phẳng kín, nên trải một tấm thảm có gân hoặc tương tự để thoáng khí dưới giày.
Bảo quản giày
Một cách phổ biến để bảo quản giày vào những lúc không dùng tới là dùng hộp giày. Đây cũng là một vấn đề vì thực sự hộp giày là một không gian tối mà không khí không được lưu thông. Và sẽ càng tệ hơn nếu hộp giày được cất ở tầng hầm hoặc những chỗ ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển. Đục một vài lỗ ở trên hộp giày để thông khí, và luôn đảm bảo đôi giày hoàn toàn khô ráo trước khi cất chúng vào hộp.
Bạn có thể mua được một vài món đồ có công dụng hút ẩm thay vì để da giày tự làm điều đó. Cây giữ form giày bằng gỗ có thể hút ẩm, đủ dùng trong trường hợp trời không quá ẩm. Vào một số mùa nhất định, bạn nên bỏ túi mùn gỗ cây tuyết tùng hoặc gói hút ẩm có sẵn ở trong hộp giày lúc mới mua về (giữ các gói này lại ở trong một cái hộp để phòng khi cần tới). Trong trường hợp bạn sống ở nơi có khí hậu quá ẩm, dùng một máy hút ẩm để thấy sự khác biệt rõ rệt!
Nếu bạn thường xuyên đối mặt với các vấn đề liên quan tới nấm mốc trên giày thì bạn cần lưu ý những điều được cập phía trên.
3. Cách loại bỏ nấm móc trên giày da
Làm sạch giày
Bạn nên biết rằng khi bắt đầu thấy mốc, có thể nó đã xuất hiện được một khoảng thời gian. Quá trình hình thành ban đầu của nấm mốc rất khó để nhận thấy bằng mắt thường. Khi bạn bắt đầu thấy lớp phủ mờ đặc trưng màu trắng (hoặc đen) là lúc nấm mốc đang trên đà phát triển. Đem giày ra ngoài trời để vệ sinh phòng khi nấm mốc lan ra khắp nhà. Lau giày cẩn thận bằng một miếng vải sạch đã nhúng nước ấm. Sau đó để giày tự khô ở ngoài trời.
Loại bỏ nấm mốc
Tiếp theo bạn cần phải loại bỏ đám nấm mốc ẩn sâu bên trong giày, trong các hốc như xung quanh lỗ xỏ dây giày và giữa các miếng da… Nếu mốc ở trên đế da thì dễ xử lý hơn. Bạn chỉ cần dùng chất gì đó có thể tẩy mốc là được. Bạn có thể mua những chất này ngoài cửa hàng, hoặc cách đơn giản và hiệu quả tại gia nhất là dùng giấm thường.
Lưu ý giấm có hại cho da tay nên bạn cần đeo găng để bảo vệ cho làn da của mình nhé.
Trộn giấm với nước chanh để giấm bớt mùi hăng hơn. Nồng độ giấm phù hợp với da giày nên chiếm khoảng 12% hỗn hợp. Nếu nồng độ giấm cao hơn mức này hãy pha loãng với nước.
Làm ướt khăn hoặc bọt biển với giấm và lau kỹ toàn bộ giày. Kể cả bên trong nếu thấy có dấu hiệu của nấm mốc. Việc lau toàn bộ giày sẽ tránh để lại vết nước khi giày khô. Để giày khô tự nhiên. Kiểm tra xem liệu đã loại bỏ hết nấm mốc chưa. Lau lại bằng giấm nếu còn mốc và bạn nên lau cẩn thận hơn để tránh bị mất công.
Dưỡng ẩm cho giày
Khi giày đã được lau hết mốc và khô hoàn toàn, da giày lúc này sẽ hơi căng và khô nên cần được dưỡng ẩm. Đầu tiên quét 1-2 lớp dầu dưỡng loại xịn cho da. Dùng kem dưỡng da (leather lotion) loại có công dụng giúp tái tạo da hơn. Sau đó thoa một vài lớp xi kem và cuối cùng là xi sáp để giày được sáng bóng như trước. Nếu bạn không có đủ thời gian để tự chăm sóc giày của mình thì hãy mang ra tiệm sửa giày uy tín.
Xem thêm: