Hướng dẫn dán đế giày Vibram/ Topy bảo vệ đế mà ai cũng nên biết

Đội ngũ Extrim | 23.03.2023
Extrim
Chắc ai cũng thích nhìn để giày lúc còn mới và cảm giác của bàn chân chạm đế khi giày còn mới. Nhưng sau vài lần mang, khi lật đế giày lên nhìn, đế giày bị dơ và trầy xước rất trông thật ghê. Chưa kể, khi đi trên các bề mặt trơn phẳng, những đế giày không còn gai để tăng ma sát khiến bạn dễ trượt ngã nguy hiểm. Đó là lý do miếng dán đế giày để bảo vệ là một lựa chọn cần thiết cho những ai muốn kéo dài tuổi thọ của đế.

1.Tại sao cần miếng dán đế giày để bảo vệ?

Nếu bạn sử dụng giày để đi lại nhiều, giày có khả năng mài mòn đế trong vòng 4-6 tháng. Dán đế giày Vibram hoặc Topy bên dưới để bảo vệ đế, là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn tăng thêm độ bền và độ bám.

 Trước và sau khi dán đế giày vibram để bảo vệ đế

Chúng ta hãy cùng đánh giá ưu và nhược điểm của các đế bảo vệ dựa trên nhiều yếu tố.

2. Ưu điểm và nhược điểm của dán đế giày bảo vệ

PHONG CÁCH

Ưu điểm: Đế giày nguyên bản trông thẩm mỹ hơn

Nhược điểm: Thêm lớp bảo vệ giúp bước đi chắc chắn hơn

 Đây là một đôi giày cũ trông mới hơn nhiều nhờ dán đế giày vibram

Những chiếc đế giày ban đầu thường được thiết kế rất đẹp, nhưng những chiếc đế vibram hay topy cũng không xấu xí như bạn nghĩ.

Bạn có thể đã nghĩ đến làm nhám bề mặt giày bằng giấy nhám là được? Nhưng sự thật là chúng không hề có hiệu quả lâu dài như bạn nghĩ. Dĩ nhiên lúc mới nó cũng đẹp nhưng sau thời gian sử dụng nó cũng nhanh mòn. Lòng giày bị trầy xước và nhẵn bóng không còn độ bám. Lớp keo dán hay chỉ khâu cũng bị mài mòn. 

THOẢI MÁI 

Nhược điểm: Làm giày nặng và cứng hơn một chút 

Ưu điểm: Bảo vệ đế giày khỏi bị hỏng

Dán đế giày thể thao vibram cho đế và gót là đã thêm khoảng 70 gram cho mỗi chiếc giày. Nhưng thật ra bạn cũng sẽ không cảm nhận được độ nặng và độ cứng tăng thêm khi mang giày đâu. Bảo vệ đế giày là giúp đế giày không xuất hiện vết nứt. Đảm bảo độ bền dẻo của đế. Nên khi dùng miếng dán đế giày chống trơn trượt những gì đẹp đẽ của đế giày sẽ vẫn còn nguyên. Thậm chí bạn có thể bóc lớp vibram hoặc topy đã mòn của mình và thay vào một chiếc mới vẫn rất tuyệt vời.

ĐỘ BỀN

Nhược điểm: Không!

Ưu điểm: Bảo vệ đế và toàn bộ đôi giày của bạn

Ngay cả những đôi giày hỏng đế rồi sửa cũng chỉ sửa được một vài lần. Thợ sửa giày có thể thay đế, khâu đế, dán đế giày sneaker bị hở keo… 2- 3 lần trước khi vải và đế thực sự rơi ra.

Dán miếng bảo vệ đế giúp tiết kiệm đế của bạn, và do đó cũng giúp bạn giữ kết cấu giày nói chung. Dán miếng vibram rất tiện lợi. Bạn có thể bóc nửa đế đã mòn và dán bằng đế mới nhiều lần tùy thích.

ĐỘ BÁM

Nhược điểm: Không (một lần nữa)!

Ưu điểm: Đáp ứng nhu cầu của bạn, từ cấu hình thấp đến tread cứng cáp.

Đế giày da khi mang rất đẹp khi đi dự tiệc hay làm việc, nhưng thật đáng sợ khi đi trên một con đường ướt mưa. Nếu bạn thỉnh thoảng bị ngã rách váy khi đi bộ, thì bạn sẽ phải dán đế giày cao gót để bảo vệ đế giày ngay đấy. Các loại đế vibram hoặc topy hiện nay mỏng nhẹ và có họa tiết gai tối giản cũng rất trang trọng. Mang đến cảm giác chắc chắn hơn khi đi trên đá, bùn đất hay mưa. Đế cao su dày hơn tạo thêm một lớp đệm đẹp mắt. 

GIÁ CẢ

Nhược điểm: Chi phí không rẻ khi bạn chọn dịch vụ dán đế giày

Ưu điểm: Bạn có thể tự làm để tiết kiệm chi phí

Hiện nay giá dán vibram hoặc topy dao động từ 300 đến 500 nghìn tại Extrim và các cơ sở khác. Bạn cũng có thể tự mua miếng đế này trên Shopee, lazada với giá rẻ hơn và tự dán nhưng không được bảo hành.

3.Cách tự dán đế giày vibram bảo vệ đế giày tại nhà

VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẦN THIẾT

Miếng đế vibram hoặc topy cho giày

  • Giấy nhám
  • Keo dán su
  • Dây
  • Dao cắt tỉa

BƯỚC 1: VỆ SINH BỀ MẶT ĐẾ SẼ DÁN

  1. Đặt mua miếng đế phù hợp. Chừa phần đế thừa các bên để cắt tỉa lại sau.
  2. Dùng bút đánh dấu hình dạng đế giày cũ lên miếng đế mới. Dựa vào đường này để bôi keo và cắt tỉa ở các bước sau.
  3. Làm nhám các bề mặt liên kết của đế cũ và miếng đế vibram để keo bám hơn.
  4. Lau sạch bề mặt đế sẽ dán bằng vải khô.

BƯỚC 2: BẮT ĐẦU DÁN KEO

  1. Phủ một lớp keo mỏng và đều lên cả hai bề mặt cần dán.
  2. Để keo khô trong 10-15 phút.
  3. Phủ lớp thứ hai lên những chỗ ít keo.
  4. Để keo khô trong khoảng 20 phút.
 Dán keo vào bề mặt đế giày và mặt đế vibram

BƯỚC 3: DÁN CỐ ĐỊNH ĐẾ GIÀY

  1. Cẩn thận đặt đế vừa khít vào đường bạn đã đánh dấu.
  2. Nhấn cẩn thận từ mũi tới gót để hai đế dính chặt vào nhau
  3. Dùng búa đập miếng dán đế giày vào cho chặt hơn.
  4. Dùng dây quấn chặt cho miếng vibram dính vào đế giày. Dùng shoetree để giúp giày giữ nguyên hình dạng và bọc một miếng vải bên ngoài giày để dây quấn không tác động đến giày.
  5. Để keo đông cứng trong ít nhất 3 giờ.

BƯỚC 4: CẮT PHẦN ĐẾ THỪA ĐỂ VỪA KHÍT VỚI GIÀY

  1. Dùng một đường cắt mịn và liên tục để cắt xung quanh viền miếng đế. Tránh rung chuyển lưỡi cắt để giảm thiểu các đường cắt xấu.
  2. Nghiêng lưỡi dao vào trong khi bạn cắt để tạo góc vát cho cạnh để trông sạch sẽ hơn.
  3. Để keo đông cứng ít nhất 12 giờ trước khi mang.

Tóm lại, dán đế giày cao su có phải là cách bảo vệ cần thiết cho giày không? Đó là vấn đề sở thích cá nhân, bạn có thể chọn có hoặc không, hãy quyết định những gì bạn muốn. Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ dán đế giày chuyên nghiệp tại Extrim chúng tôi. Nhanh chóng - Tiện lợi - Bảo hành. 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay