GIÀY CỦA BẠN CÓ THỂ LÀ NGUYÊN NHÂN KHIẾN SỨC KHỎE XẤU ĐI TỪNG NGÀY!

Đội ngũ Extrim | 25.03.2023
Bạn đã bao nhiêu lần mang một đôi giày thời trang nhưng để lại vết rộp đau đớn. Đôi giày phải mang đến cho bạn sự thoải mái khi mang. Đôi giày không chỉ ở dưới bàn chân, mà nó còn ảnh hưởng đến xương sống. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có một cách nhìn khác.

Giày có thực sự ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn hay không?

Có lẽ bạn nghĩ rằng chúng tôi đang phóng đại sự việc, nhưng thực sự đó là vấn đề nghiêm túc, giày dép ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. 

Một số thống kê gần đây có liên quan đến con người và độ vừa vặn của giày. Theo một nghiên cứu năm 2018, có từ 63% đến 72% số người mang sai kích cỡ giày. Cũng có thể bạn đang nằm trong nhóm người này. 

Vậy nếu mang sai kích cỡ giày sẽ có vấn đề gì, bạn sẽ nghĩ không có, nhưng bạn đã sai. 

Nếu bạn là người có phong cách năng động thì những vết phồng rộp trên bàn chân hoặc những nốt sần sùi là không tránh khỏi, hoặc các triệu chứng đau mãn tính ở vùng mắt cá hoặc bắp chân. 

Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó. 

Sự liên quan giữa bàn chân và phần còn lại của cơ thể

Theo American College of Foot and Ankle Surgeons, toàn bộ cơ thể con người là một chuỗi và mỗi bộ phận là một mắt xích liên kết với các bộ phận khác. Nếu một xương bị tổn thương, nó sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền gây đau lan toả trong toàn bộ cơ thể. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao một chấn thương bàn chân có thể gây ra các vấn đề về xương sống, cổ kinh niên. 

Bác sĩ James Ioli, đại học y dược Harvard, cho biết những người mang giày cao gót trong thời gian dài dễ bị tình trạng cơ và khớp biến dạng. 

Phổ biến nhất là tình trạng gân Achilles bị co ngắn, gây nguy hiểm cho cơ bắp chân và sẽ làm hạn chế bước chân của bạn.  

Sự liên quan giữa bàn chân và phần còn lại của cơ thể

Một điều đáng báo động hơn khi đi giày dép không vừa, các dây thần kinh ở bàn chân sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.  Triệu chứng này được gọi là tổn thương dây thần kinh ngoại biên, nguyên nhân đến từ việc mang giày dép chật làm các dây thần kinh bị áp lực liên tục trong một thời gian dài. 

Các chuyên gia về giọng nói cũng đưa ra một liên quan khi mang giày không tốt và dây thanh quản. Điều dễ nhận thấy nhất, khi mang giày không thoải mái sẽ khiến hơi thở không sâu và gấp gáp, và đây là nguyên nhân dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho hệ hô hấp và hệ dây thanh quản. 

Nói tóm lại, đôi giày không chỉ ảnh hưởng đến bàn chân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy, đầu tư cho một đôi giày tốt chính là đầu tư cho sức khỏe. 

Cơ chế sinh học khi đi bộ

Trong những năm gần đây, nghiên cứu cơ chế sinh học của đi bộ được đăng tải nhiều trên các tạp chí sức khỏe. Nhà xuất bản Harvard Health Publishing đã nêu bật các tác hại đến sức khỏe khi mang giày không phù hợp bằng cách nghiên cứu sâu cơ chế đi bộ. 

Các thiết kế giày đương đại có thể gây tác hại đến bàn chân của bạn. Theo Daniel E. Lieberman, nhà sinh học tiến hoá của đại học Harvard cho biết thiết kế đường cong và nảy ở phần ngón chân làm tư thế bước đi bị sai. Do đó, những đôi giày có độ bật tối đa thực ra đã làm yếu các nhóm cơ chân của bạn. Ngược lại, những đôi giày đế bằng, nhẹ, linh hoạt sẽ kích thích các nhóm cơ phát triển và giảm tải cho bàn chân. Đôi giày không phù hợp còn gây ra các vấn đề về viêm cơ, tiểu đường. 

Các tác hại của một đôi giày kém chất lượng

Bây giờ chúng ta cùng phân tích mối liên hệ trực tiếp của giày dép với sức khoẻ và đánh giá một số tác động liên quan

Bạn đã phải trải qua một số triệu chứng này ít nhất một lần trong đời. 

Các tác hại của một đôi giày kém chất lượng

Các tác hại trong ngắn hạn

Hậu quả trực tiếp của việc đi giày chất lượng kèm, không vừa chân mất thời gian dài để điều trị: 

  • Phồng rộp: là triệu chứng thường gặp khi mang giày không vừa chân, triệu chứng là các mụn nước sưng lên khi da bị ma sát liên tục, gây rát, khó chịu và mất vài tuần để lành. Các vết thương này thường để lại sẹo, hoặc làm vùng da bị chuyển màu.
  • Vết chai chân: là vùng da bị cứng ở ngón hoặc lòng bàn chân. Đây thực ra là các vùng da chết do bị ma sát liên tục hoặc mang giày quá chật. Nếu không được chữa trị kịp thời, những vết chai này sẽ gây ra một số tác hại nghiêm trọng, lâu dài đến các khớp của bàn chân.
  • Nấm bàn chân: hiện tượng này là do giày bị bí hơi, gây ra tình trạng rất khó chịu khi đi bộ. Để tránh khỏi hiện tượng này, bạn cần sắm cho mình một đôi giày chống  nước, thoáng khí. 
  • Biến dạng ngón chân: đây là triệu chứng ngón chân bị quặp xuống, cong hình búa do mang giày quá chật và ngón chân không cử động được. 
  • Biến dạng ngón chân cái: xương và khớp bàn chân sẽ phản ứng tiêu cực với những đôi giày chật. Trong trường hợp này, ngón chân cái bị biến dạng, cong vào trong. 
  • Đau mắt cá: Khi mang giày không phù hợp, bàn chân phải điều chỉnh để bước, làm dáng đi của bạn mất tự nhiên. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tổn thương ở mắt cá. 

Các tác hại đến phần móng chân

  • Móng mọc ngược: đây là trường hợp móng chân bị cong vào trong và mọc ngược đâm vào da, nguyên nhân là do mang giày quá chật. 
  • Nấm móng: móng chân, móng tay có cấu tạo từ chất sừng và có một số loại nấm ký sinh sống nhờ vào chất này. Nếu móng chân bạn bị yếu do mang giày chật, đây là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Bệnh nấm móng cực kỳ khó chữa và để lại những di chứng lâu dài.

Các tác hại lâu dài

Nếu bạn thường xuyên mang giày không phù hợp, các tác hại gây ra là không thể lường trước được. 

  • Đau khớp: Áp lực liên tục lên các khớp dẫn đến viêm khớp. Ngoài ra, khi giày không có đủ độ đệm, không giảm sốc, thì cơ thể phải bù trừ và vùng đầu gối của bạn sẽ bị tổn thương.
  • Đau lưng: giày sẽ hỗ trợ không chỉ bàn chân mà còn cả phần xương sống. 
  • Tổn thương dây thần kinh: Khi bàn chân bị tê hoặc ngứa là triệu chứng bị tổn thương dây thần kinh do mang giày quá chật. 

Những tác hại là không thể kể hết, cho nên khi bạn gặp bất kỳ các vấn đề hoặc triệu chứng gì khi mang giày, hay đổi sang một đôi giày khác tốt hơn, phù hợp hơn. 

Các nguy cơ khác

Theo Cục thống kê của bộ Lao động, có đến 43% các chấn thương liên quan đến lao động bao gồm bong gân, căng cơ, té ngã. 

Vậy thủ phạm đến từ đâu? Khi sử dụng đôi giày không vừa vặn, không đủ ma sát sẽ không chịu được thời gian làm việc lâu. 

Không chỉ trong lao động, cả cuộc đời bạn gắn chặt với giày dép dù bạn là một vận động viên chuyên nghiệp hay một công chức văn phòng. 

Cách để chọn một đôi giày phù hợp

Đọc đến đây, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của một đôi giày vừa vặn. Tuy nhiên, có một sự thật buồn là, rất nhiều người khi chọn chỉ dựa vào kích cỡ mà không biết nó có vừa vặn thực sự không? 

Kích cỡ là một tiêu chí để chọn giày, nhưng thực ra không có quy định hoặc tiêu chuẩn chặt chẽ nào. Mỗi thương hiệu có một tiêu chuẩn kích thước khác nhau, vì vậy bạn nên đánh giá sự vừa vặn dựa theo một số yếu tố khác. 

  • Cần phải thoáng khí, chống nước để bảo đảm về mặt vệ sinh bị nấm mốc, nhiễm khuẩn.
  • Bạn nên chọn những đôi nhẹ, linh hoạt, để dễ di chuyển, không tạo áp lực lên phần mắt cá hay ngón chân.
  • Không đi đôi quá hẹp ở phần bàn chân trước. 
Chọn giày vừa vặn

Đôi giày nhẹ và linh hoạt sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn

Trong những năm gần đây, phong trào chạy bộ tăng mạnh đã tạo ra tiếng vang lớn cho loại giày nhẹ, linh hoạt. Tuy nhiên, các tính năng đó không chỉ áp dụng riêng cho giới chạy bộ. Bất kể bạn có hoạt động gì, những đôi giày linh hoạt sẽ giúp giảm tải trọng lên bàn chân, các khớp, xương, từ đây sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền lên toàn bộ phần còn lại của cơ thể, giúp sức khỏe tổng quát của bạn được nâng cao. Trên thực tế, cứ 100 gram trọng lượng giày giảm đi, cơ thể bạn sẽ tiết kiệm được 1% năng lượng. Từ đó phần cơ, xương khớp sẽ được phục hồi. 

Kết luận 

Đến đây, hy vọng bạn đã hiểu được các triệu chứng phồng rộp, các vết chai là những tổn thương nhỏ. Những đôi giày chất lượng kèm còn gây ra nhiều vấn đề từ da đến khớp, cơ và cả hệ thần kinh. Vì vậy, khi bạn đang còn giữ những đôi giày yêu quý nhưng gây hại cho sức khỏe, câu hỏi đặt ra là: nó có thực sự đáng giá không?

>> Xem thêm: Bí kíp chọn size giày đúng chuẩn khi mua giày online

>> Xem thêm: Cần tìm hiểu gì khi chọn mua giày Sneakers? 
>> Xem thêm: Làm thế nào để chọn một đôi giày chạy bộ phù hợp? 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

TRẢI NGHIỆM NGAY

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay