Giày chạy bộ chân trần có thật sự tốt như lời đồn?

Đội ngũ Extrim | 22.03.2023
Extrim
Bạn muốn cảm nhận từng hạt cát len lỏi giữa các ngón chân của bạn, hay muốn hòa mình vào từng ngọn cỏ ướt lúc ban mai. Nếu bạn đang tưởng tượng tới những cảnh tượng này thì xin chúc mừng, đây chính là một cuộc sống khỏe mạnh mà bạn nên hướng tới. Ngày càng có nhiều người tham gia xu hướng chạy bộ chân trần. Tuy nhiên, sỏi đá sẽ làm chân ta bị tổn thương, mặt đường cũng không khá hơn là bao và cái lạnh buốt giá của mùa đông có thể rất nguy hiểm. Vậy thì giày chạy bộ chân trần chính là giải pháp dành cho bạn.

1. Giày chạy bộ chân trần là gì?

Còn được biết tới với tên gọi là là giày tối giản, loại giày hợp thời trang này không chỉ là mốt và đang thu hút sự chú ý từ công chúng và các công ty trong mà còn ngoài ngành thể thao vì nhiều lý do. Nhưng chính xác thì chúng là gì? Lợi ích của việc sử dụng chúng là gì? Và lợi ích có lớn hơn rủi ro không? Tóm lại, chúng có phù hợp với bạn không?

Một vấn đề cần lưu ý là: Giày chạy bộ bằng chân trần sẽ không mang lại cảm giác giống với việc chạy bộ bằng chính đôi chân của bạn. Ngay cả những đôi giày tối giản nhất vẫn thay đổi trải nghiệm ở một mức độ nào đó. Nhìn chung, hướng đi của sản phẩm này là tìm kiếm sự hài hòa hoàn hảo giữa sự hỗ trợ vật lý từ một đôi giày chạy bộ truyền thống kết hợp với lợi ích của việc chạy chân trần.

Tính đến giữa năm 2014, sự quan tâm đến giày tối giản dường như đã đạt đến đỉnh điểm và và dần hạ nhiệt sau đó. Theo một nghiên cứu từ Runner's World, loại giày này chỉ chiếm chưa đến 5% doanh số bán hàng giày chạy bộ. Nhưng doanh số bán hàng nhạt nhòa đã không ảnh hưởng tới tình cảm mãnh liệt của những tín đồ chân đất thực thụ. Sau đây là các loại giày chạy bộ chân trần khác nhau trên thị trường.

Nike Free là một trong những mẫu giày chạy bộ chân trần đầu tiên được tung ra thị trường.

2. Một Vài Mẫu Giày Chạy Bộ Chân Trần

Một mẫu giày chạy bộ chân trần đang được ưa chuộng

Giữa việc đi chân trần và đi giày chạy bộ truyền thống, bạn sẽ tìm thấy vô số sắc thái đối lập trong cảm giác bao phủ chân và chức năng vận động. Tiêu chuẩn dành cho giày chạy bộ chân trần khá khắt khe, vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu trước các phân khúc căn bản trong loại giày tối giản này. Ở phần sau của bài viết, chúng ta sẽ nói nhiều hơn về các thương hiệu khác nhau và những đặc điểm cần lưu ý khi bạn đi mua loại giày dép này.

Các loại giày chạy bộ nam nữ:

  • Giày chạy đường mòn: Chạy chân không trên đường mòn là một việc không hề dễ dàng, vì vậy đây là loại giày ít mang lại cảm giác chân thật nhất. Chúng có đế dày hơn để có thêm độ bám, bảo vệ chống trầy và khả năng che phủ khá hoàn chỉnh cho bàn chân trên.
  • Giày chạy đường trường: Hầu hết đều có đế mỏng, bằng phẳng trên giày nên bạn có thể linh hoạt cuộn chúng thành hình chữ "O". Một số đôi giày trong phân khúc này giúp tăng độ che phủ của bàn chân và trông rất giống giày chạy bộ thông thường nếu bạn không nhìn kỹ.
  • Foot thong: Có thể nói rằng loại giày chạy chân trần thú vị nhất trên thị trường hiện nay là loại giày xỏ chân Foot thong này. Đây là một miếng đệm chân có dây đeo nhỏ dùng để bảo vệ phần ức bàn chân và không có gì khác.

Bạn có thể đã nhận thấy rằng một điểm chung của tất cả các loại giày này là thiếu khả năng hỗ trợ vật lý cho bàn chân, và đó cũng là mục đích chính của dòng giày này. Giày chạy bộ chân trần thực sự có thể làm gì để ngăn ngừa chấn thương, hay chỉ là một xu hướng điên rồ khiến người chạy bộ phải đến phòng khám bác sĩ?

3. Các Chấn Thương Có Thể Gặp Phải Trong Quá Trình Chạy 

Chạy bằng chân trần kích thích hoạt động phần bàn chân trước, điều mà những người ủng hộ khẳng định đó là cách cơ thể chúng ta được thiết kế để chạy.

Như đã được đề cập trước đó, những đôi giày tối giản được thiết kế để cung cấp sự cân bằng được cải thiện và sức mạnh từ bàn chân và chân mà bạn nhận được từ trải nghiệm chạy chân trần, đồng thời bảo vệ bàn chân khỏi những nguy hiểm trên đường. Nhưng chứng mang lại hiệu quả như thế nào?

Viêm cân gan chân

Cuốn sách bán chạy nhất năm 2009 của Christopher McDougall "Born to Run" nhanh chóng trở thành bản tuyên ngôn của môn chạy bộ bằng chân trần. Nó đã tạo ra một làn sóng hưởng ứng lớn của việc chạy chân trần và giày chạy bộ chân trần. Thật không may, nó dường như cũng đã làm tăng các báo cáo về bệnh viêm cân gan chân (Nguồn: Fitzgerald). Tình trạng đau gót chân này là kết quả của quá nhiều áp lực đặt trên cơ bàn chân, vốn là bộ đệm tiếp đất của bạn trong khi đi bộ hoặc chạy bằng cách cung cấp sự hỗ trợ của cơ vòm.

Hầu hết các đôi giày chạy chân trần đều chỉ bổ sung bộ đệm vừa đủ để ngăn ngừa chấn thương phổ biến khi chạy (nguồn: Mayo). Những đôi giày này không có chức năng hỗ trợ cơ vòm, và điều này vẫn để lại nguy cơ đáng kể đối với bệnh viêm cân gan chân. Nhưng liệu những rủi ro đó là không thể tránh khỏi đối với những người chạy chân trần? Một số người không đồng tình với quan điểm này.

4. Lợi ích từ giày chân trần

Những người đam mê chạy chân trần thường khẳng định rằng chạy trong những đôi giày quá dày sẽ khiến thể trạng cơ thể yếu kém đi, trong khi chạy chân không hoặc gần như vậy sẽ cho phép cơ thể cung cấp phản hồi cần thiết cho não để báo cho bạn biết khi nào bạn đang chạy quá sức với cơ bắp của mình. Trong "Born to Run", McDougall mô tả một cách đầy màu sắc về chuyến đi đến Mexico, trong đó anh chạm trán với một bộ lạc luôn chạy trốn với không có gì ngoài đôi dép mỏng, nhưng họ lại ít khi bị thương. Anh ấy nhận thấy họ chạy gần như bằng chân không và tư thế chạy tốt giúp tỷ lệ chấn thương ở mức thấp.

4.1 Tăng sự linh hoạt

Câu chuyện về sự mất kết nối của chúng ta với cơ chế hoạt động của cơ thể diễn ra như sau: Đôi chân của chúng ta được tạo hoá ban tặng một khả năng linh hoạt và mạnh mẽ đáng kinh ngạc. Những đôi giày có đệm hỗ trợ đã khiến chân chúng ta quen dần với sự hiện diện của trợ lực, gây teo các nhóm cơ của bàn chân và mắt cá chân.

Những người ủng hộ môn chạy bằng chân trần cho rằng điểm yếu này, gây ra bởi chính đôi giày mà chúng ta nghĩ đang bảo vệ chúng ta, lại là nguyên nhân gây ra nhiều chấn thương khi chạy. Các nhược điểm này không thể được khắc phục cùng một lúc. Bạn cần sự tiến bộ từ từ và sử dụng giày chạy chân trần trước khi chuyển sang chạy bằng chân không hoàn toàn để chân bạn dần tăng lực.

4.2 Bảo vệ bàn chân

Một điểm cộng khác của giày chạy bộ chân trần là chúng giúp bảo vệ đôi chân của bạn khỏi các nhân tố gây hại bên ngoài. Bên cạnh những rủi ro tự nhiên như sỏi đá, người chạy cũng phải đề phòng những mảnh vỡ do con người tạo ra như kim loại và thủy tinh, những thứ có thể nhanh chóng kết thúc sự nghiệp chạy chân trần của bất kỳ một người nào. Đế cao su của những đôi giày chạy bộ bằng chân trần thường đủ dày để ngăn những điều tồi tệ như trên xảy ra. 

Nếu bạn vẫn có ý định muốn thử một đôi giày chạy bộ chân trần, làm thế nào để lựa được một đôi giày ưng ý?

5. Bạn Nên Tìm Kiếm Điều Gì Ở Một Đôi Giày Chạy Bộ Chân Trần?

Bỏ qua những lời đồn thổi vào lúc đầu, các nhà sản xuất giày thể thao lớn hiện đang tham gia vào cuộc đua chạy chân trần. Vậy thì điểm khác nhau giữa một sản phẩm thực sự tốt và một mánh lới quảng cáo là gì? Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tìm mua được đôi giày chân ái của cuộc đời mình.

5.1 Chọn giày đế bằng

Đế bằng là điểm mấu chốt của một đôi giày chạy bộ chân trần. Độ sụt giảm, hay độ chênh lệch, được quy định là sự khác biệt về độ dày của đế dưới gót chân so với độ dày của nó dưới ngón chân. Lý tưởng nhất là mức chênh lệch này bằng 0, điều này thúc đẩy tư thế chạy tốt hơn bằng cách khuyến khích bạn tiếp đất bằng chân trước. Hầu hết các đôi giày ngày nay đều có độ sụt giảm khoảng 12mm, trong khi độ chênh lệch ở những đôi giày tối giản thường ít hơn nhiều.

5.2 Tuổi thọ

Trong một thị trường đầy rẫy những lời chào hàng từ nhiều công ty về sản phẩm giày của họ có công nghệ tối giản đến mức độ nào đó, thì độ bền cũng trở thành một vấn đề đáng cân nhắc. Liệu một chiếc đế mỏng hơn có tồn tại đủ lâu để đáng được đầu tư? Hãy nghiên cứu tuổi thọ của các hãng giày mà bạn đang xem xét. 

Một số công ty cũng cung cấp miếng lót giày đi kèm theo các dòng sản phẩm của họ để giúp người chạy bộ dần dần thay đổi từ bộ môn chạy bộ truyền thống sang chạy chân trần. Những miếng lót này cho phép bạn giảm lực đỡ cơ vòm từ giày khi chân bạn tăng sức mạnh lên. Nếu một dòng sản phẩm cung cấp các phụ kiện này, bạn sẽ cảm thấy công cuộc chuyển đổi này diễn ra dễ dàng hơn.

5.3 Trọng lượng

Cân nặng cũng là một yếu tố khác cần xem xét. Hầu hết các đôi giày chạy bộ chân trần rơi vào khoảng 141 đến 170 gam, nhẹ hơn so với giày chạy bộ trung bình. Hầu hết những người chạy bộ không cần phải lo lắng quá nhiều về một vài gam, nhưng nếu bạn muốn tái tạo cảm giác chân thật nhất, thì đôi giày càng nhẹ sẽ càng dễ đánh lừa cảm giác đôi chân của bạn hơn. 

Cố gắng mang thử các thương hiệu giày chạy bộ chân trần khác nhau trước khi quyết định mua. Tuy nhiên đối với nhiều người thì nói thường dễ hơn làm; không phải lúc nào cũng có sẵn một cửa hàng để có thể trực tiếp thử giày. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đặt hàng trực tuyến, hãy đảm bảo bạn đã đọc kỹ hướng dẫn cách chọn kích thước giày phù hợp với bản thân.

Đối với những người đam mê DIY, sẽ luôn có những ý tưởng tự làm một đôi giày chạy bộ chân trần dành riêng cho bạn. Mặc dù chúng có thể không chịu được qua một cuộc chạy marathon, nhưng bạn có thể sử dụng chúng cho các cuộc dạo chơi ngắn. Hãy thận trọng trong lúc tập luyện với bất kỳ đôi giày tối giản nào, đặc biệt cẩn thận nếu đó là một đôi giày tự làm của bạn.

6. Có Nên Đầu Tư Giày Chạy Bộ Chân Trần Không?

Không phải ai cũng muốn loại bỏ đệm đỡ cơ vòm và một chiếc đế dày trên đôi giày. Vẫn có một nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh viêm cân gan chân (và các chấn thương khác) do áp lực lớn hơn mà bạn đang đặt lên chân khi chạy trong những đôi giày tối giản. Các bác sĩ cũng lưu ý rằng không phải tất cả các bàn chân đều có cấu tạo như nhau; những người có vấn đề về sức khỏe như cóng chân, bàn chân bẹt, vòm chân cao hoặc các vấn đề khác thậm chí không nên thử chạy bằng giày chân trần (nguồn: Ignelzi).

Nếu bạn muốn thử chạy bằng chân không, hãy cân nhắc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để xem liệu có vấn đề gì xảy ra với bàn chân của bạn có thể làm tăng nguy cơ chấn thương với những đôi giày tối giản hay không. Nếu thuận lợi, hãy chuyển đổi từ từ bằng cách sử dụng giày chạy chân trần để tránh tổn thương cho đôi chân của bạn trước. Bắt đầu với những đôi giày ít có đệm đỡ và hạn chế hỗ trợ cơ vòm, và giảm một chút độ sụt ở đế giày. Không có một lịch trình thời gian nhất định nào cho quá trình chuyển đổi này. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn.

7. Thông Tin Bổ Sung

Làm thế nào để bạn có thể biết loại giày phù hợp khi chạy? Tốt nhất là bạn nên tự trải nghiệm. Những người chạy giỏi nhất và giàu kinh nghiệm nhất đều học cách lắng nghe cơ thể của họ. Khi họ thay đổi quãng đường và cường độ chạy, họ sẽ nhận thấy phản ứng từ cơ thể. Đối với việc chọn giày chạy bộ cũng vậy. Hãy chú ý lắng nghe câu chuyện mà cơ thể bạn đang kể cho bạn nghe - bạn sẽ bắt đầu hiểu tại sao một số cơn đau nhức lại xuất hiện. Bằng cách đó, bạn có thể điều chỉnh đôi giày và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe xảy ra.

>> Xem thêm: Làm thế nào để chọn một đôi giày chạy bộ phù hợp? 

>> Xem thêm: Cách vệ sinh giày đi bộ và khử mùi hôi đúng cách! Bạn đã biết chưa? 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay