4 Bước vệ sinh giày chạy bộ đơn giản tại nhà

Đội ngũ Extrim | 29.03.2023
Bạn đã biết cách vệ sinh giày chạy bộ đúng cách chưa? Chỉ với 4 bước đơn giản, đôi giày chạy bộ của bạn không chỉ luôn như mới mà còn được kéo dài tuổi thọ đáng kể đấy

1. 4 Bước vệ sinh đôi giày chạy bộ của bạn

Dụng cụ cần thiết

  • Bàn chải đánh răng cũ hoặc bàn chải loại lông mềm là tốt nhất
  • Vòi nước hoặc bồn rửa
  • Đối với mũ giày: dùng xà bông ít kiềm, hoặc nếu giày có màng Gore-Tex/màng chống thấm nước, thoáng khí nào khác thì hãy sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng, bởi xà bông hoặc chất tẩy rửa có thể khiến cho các lớp bị dính lại với nhau
  • Đối với đế trong: dùng xà bông ít kiềm, hoặc hỗn hợp bột nở (baking soda) và nước, hoặc dung dịch chứa dấm – nước tỉ lệ ½.
4_buoc_ve_sinh_giay_chay_bo_tai_nha_1_6932b04565.jpg (660×440)
Dụng cụ để vệ sinh giày chạy bộ tại nhà

Bước 1: Vệ sinh phần đế ngoài  

Công đoạn này không chỉ giúp bạn loại bỏ được cát sỏi đá dính ở đế giày, tăng độ ma sát của đế, mà còn giúp bạn không vô tình mang những loại vi khuẩn từ chỗ này đến chỗ khác. Vệ sinh đế ngoài rất đơn giản:

  • Để cho phần đế ngoài của giày khô hoàn toàn
  • Sử dụng 1 bàn chải tốt, cứng và cọ sạch thật cẩn thận
  • Đối với những vết bẩn cứng đầu: lấy một vòi nước, vừa xối nước vừa chà cho đến khi tất cả các kẽ đế giày đều sạch.
4_buoc_ve_sinh_giay_chay_bo_tai_nha_6_2ce0c15b95.jpg (662×441)
Vệ sinh phần đế giày

Bước 2: Vệ sinh phần thân trên (mũ) giày 

Công đoạn này cũng rất đơn giản:

  • Tháo dây giày ra, bạn có thể ngâm dây giày vào bên trong thau chứa xà phòng. Khoảng 5 phút, sau đó bạn vò sạch dây giày và xả với nước sạch. Phơi dây giày ở nơi khô thoáng (hoặc bạn cũng có thể cho chúng vào túi lưới và giặt bằng máy giặt)

Bạn có thể tham khảo thêm: Bật mí cách làm sạch dây giày đơn giản

  • Nếu miếng lót có thể tháo, bạn hãy tháo phần đế lót/ lớp lót ra và vệ sinh chúng. Thông thường khi chạy bộ hoặc vận động mạnh, cơ thể sẽ tiết ra mô hôi và thấm vào gây mùi hôi giày khó chịu. Bạn hãy rắc một ít baking soda lên phân miếng lót và bên trong giày để hút mùi. Sau một ngày, bạn giũ sạch phần bột thừa còn sót lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thêm các miếng lót để thường xuyên thay đổi và vệ sinh.
  • Sử dụng một chiếc bàn chải và nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn khỏi phần thân giày.
  • Bạn dùng bột giặt pha loãng với thau nước ấm (hoặc dung dịch chất tẩy rửa sử dụng được với màng Gore-Tex) sau đó dùng bàn chải chà nhẹ lên bề mặt giày.
  • Giặt lại đôi giày cẩn thận bằng nước sạch đẻ xả bọt xà phòng và dùng khăn vải mềm lau trên các khu vực bẩn để loại bỏ xà phòng còn sót lại.
4_buoc_ve_sinh_giay_chay_bo_tai_nha_2_76a128d9ce.jpg (660×440)
Vệ sinh phần thân giày

Bước 3: Vệ sinh đế trong/ lớp lót của giày chạy bộ

Phần đế trong thấm hút rất nhiều mồ hôi, tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn gây mùi sinh sống. Để ngăn chặn điều đó, hãy thường xuyên vệ sinh phần này.

  • Chọn loại chất tẩy rửa. Bạn có thể lựa chọn xà bông pha loãng, hỗn hợp baking soda/nước hoặc hỗn hợp dấm/nước… tùy theo ý thích.
  • Chà sạch đế trong, xả lại với nước và phơi chúng ở nơi khô ráo.

Bước 4: Hong khô giày

Đây là bước dễ nhất trong cả quá trình vệ sinh giày:

  • Phơi khô đôi giày của bạn tự nhiên. Đặt chúng ở nơi râm mát, độ ẩm thấp, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Để hong khô nhanh hơn, bạn có thể sử dụng quạt.
  • Bạn cũng có thể nhét báo hoặc khăn giấy vào bên trong giày để chúng hút ẩm giúp đôi giày khô nhanh hơn (thay giấy mới mỗi khi chúng đã ướt).
  • Đừng bao giờ để giày vào trong máy sấy quần áo hoặc để ở gần nguồn nhiệt – nhiệt độ cao sẽ làm giày bị biến dạng và làm chất kết dính bị giảm tác dụng.
4_buoc_ve_sinh_giay_chay_bo_tai_nha_5_3713c2b03a.jpg (800×440)
Hong khô giày chạy bộ

Sau khi đôi giày sạch sẽ và khô ráo, bạn có thể phủ Nano cho đôi giày để chúng chống thấm nước, bụi bẩn cũng như bảo vệ khỏi bụi bẩn, vi khuẩn, ẩm mốc được tốt hơn. 

2. 4 Điều cần tránh khi vệ sinh giày chạy bộ

  • Không giặt giày chạy bộ trong máy giặt: Máy giặt có chu trình giặt nhanh và sâu. Những lần giặt mạnh này có thể làm hỏng hoặc làm phai màu vải giày chạy bộ.
  • Không sấy chúng bằng máy sấy: Đặt giày chạy bộ gần nhiệt độ cao có nguy cơ làm thay đổi hình dạng của chúng. Làm khô chúng ở nhiệt độ phòng.
  • Không sử dụng hóa chất hoặc thuốc tẩy: Những hóa chất mạnh này có thể khiến giày bị đổi màu.
  • Không chải hoặc chà mạnh: Bạn cần cẩn thận khi vệ sinh giày. Chà xát giày quá mạnh có thể làm hỏng chất liệu dệt hoặc lưới ở phần trên giày. Ví dụ như giày chạy bộ Pure Boost và Ultra Boost, chúng sử dụng những loại vật liệu không nên cọ rửa.

Ngoài ra, bạn nên đem đến các nơi chuyên nghiệp như Extrim để vệ sinh giày định kỳ. Ở đó giày của bạn sẽ được vệ sinh kĩ hơn, những vết bẩn mà bạn không thể tự vệ sinh tại nhà cũng được làm sạch, và còn có hệ thống khử khuẩn, khử mùi chuyên nghiệp.

3. 4 Thứ bạn nên có để bảo quản giày chạy bộ lâu dài

1. Cây giữ form giày (Shoetree)

Trọng lực, độ ẩm và độ khô đều có thể ảnh hưởng đến giày. Theo thời gian, các nếp gấp và nhăn sẽ hình thành tự nhiên trong giày bị mòn trở thành cấu trúc biến dạng vĩnh viễn. Do đó, bạn cần Shoetree giúp duy trì hình dáng (form và shape) giày ban đầu, giúp ngăn ngừa nếp nhăn, nứt và hấp thụ độ ẩm từ lớp lót trong (lining) của giày

2. Thêm gói hút ẩm silica vào giày chạy bộ

Giày chạy bộ mùa hè rất nhẹ và thường chứa các vật liệu dễ hư hỏng. Chúng thường chịu độ ẩm kém, vì vậy hãy thêm một gói silica gel vào hộp chứa của chúng để loại bỏ độ ẩm. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ đôi giày của bạn khỏi nấm mốc, ẩm ướt, giúp giày luôn khô ráo, và không có mùi khó chịu.

3. Hộp đựng giày

Khi mua giày về đừng vội mà bỏ đi hộp đựng giày. Hãy sử dụng chúng, để làm “nơi trú ngụ” cho đôi giày thân yêu của bạn. Bạn có thể sử dụng chúng cho những đôi giày ít sử dụng. Hộp đựng giày sẽ bảo vệ đôi giày khỏi bụi, ánh sáng mặt trời và nhiệt độ gây hại cho đôi giày. Nếu trường hợp không có hộp đựng giày, bạn vẫn có thể sử dụng hộp đựng rượu cũ để thay thế. 

4. Giá hoặc tủ đựng giày

Tủ đựng giày không những giúp cho giày dép của chúng ta được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng hơn mà nó còn bảo vệ cho những đôi giày luôn sạch đẹp. Đối với những đôi giày chạy bộ bạn mang thường xuyên, giá hoặc tủ có mặt trước mở cho phép không khí lưu thông xung quanh giày dép của bạn trong khi giữ bụi không bị tích tụ trên thân giày. Nhờ việc xếp giày dép một cách hợp lý trên các ngăn kệ nên những đôi giày sẽ không bị chồng chéo hay vấy bẩn cho nhau.

4_buoc_ve_sinh_giay_chay_bo_tai_nha_8_d72e20203d.jpg (766×742)

Xem thêm: 

5 cách vệ sinh giày Converse tiện lợi ngay tại nhà

Cách chọn giày tập gym đúng cách

Các lưu ý khi vệ sinh giày chạy bộ nam để giữ giày bền đẹp nhất

(Biên tập: Thanh Tuyền)

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

TRẢI NGHIỆM NGAY

BÌNH LUẬN

Trải nghiệm dịch vụ


Tư vấn 1-1 miễn phí mọi trường hợp giày

Nhận tư vấn ngay